Người đàn ông hơn 30 tuổi tổn thương não vì sưởi ấm bằng than hoa

Trước đó, bệnh nhân đã đốt than hoa trong chậu ở phòng kín để sưởi ấm rồi đi ngủ.

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai vừa chia sẻ về một trường hợp người đàn ông hơn 30 tuổi tổn thương não vì sưởi ấm bằng than hoa.

Trước đó, bệnh nhân ở Sơn La được chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trong tình trạng hôn mê, suy thận, tổn thương cơ, với chẩn đoán ngộ độc khí CO, tổn thương não.

Bệnh nhân có thể không tử vong, tuy nhiên nguy cơ rất cao có những biến chứng thần kinh lâu dài. Đặc biệt là các vấn đề về mất trí nhớ, rối loạn tâm thần…. Các bác sĩ đang sử dụng các biện pháp điều trị tích cực để hạn chế những biến chứng cho bệnh nhân trong thời gian tới.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Sau gần một tuần cứu chữa, bệnh nhân đã có ý thức, tỉnh hơn, nhưng có dấu hiệu tổn thương não hai bên, tổn thương cơ, suy thận.

TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, khí CO là khí rất độc, không màu, không mùi vị, hấp thu vào cơ thể tác dụng rất nhanh. Khi vào cơ thể, khí CO làm ngừng quá trình hô hấp ở các tế bào, theo cách như bóp nghẹt từng tế bào và làm chúng chết.

Khí CO là khí thực sự rất độc, nó gây bóp nghẹt và làm chết tế bào, chứ không đơn thuần chỉ làm thiếu oxy. Các tế bào của toàn bộ cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng, nhưng nặng nhất là não và tim. Một số ít trường hợp khi hít phải khí CO ở nồng độ thấp sẽ cảm thấy đau đầu, khó chịu,… nhưng các trường hợp hít khí CO nồng độ cao, nạn nhân không kịp cảm thấy gì đặc biệt, nhanh chóng rơi vào bất tỉnh, hôn mê, ngộ độc và dễ dàng tử vong.

TS Nguyên khuyến cáo tuyệt đối không đốt các loại nhiên liệu như than tổ ong, củi, than hoa, khí gas,... để trong không gian kín. Nếu bắt buộc phải sử dụng thì nên để mở cửa thoáng để lưu thông khí đầy đủ. Tốt nhất là chọn phương pháp khác để sưởi ấm.

Khi phát hiện người bị ngạt khí cần mở rộng cửa để làm thoáng khí. Trường hợp bệnh nhân thở yếu, bất tỉnh, hoặc tim phổi không còn, cần hô hấp nhân tạo hoặc ép tim (cấp cứu ngừng tuần hoàn), sau đó đưa tới cơ sở y tế gần nhất.

Nguồn: [Link nguồn]

Sai lầm khi sử dụng điều hòa trong ngày nắng nóng có thể gây đột quỵ

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, thực tế đã có những trường hợp tử vong do sau khi tắm nước lạnh và nằm điều hòa chế độ lạnh hoặc vừa đi nắng về lập tức vào phòng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo VIỆT ANH ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN