Sai lầm của người Việt mỗi khi ăn lẩu tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột và dạ dày, sợ nhất là bệnh này!

Khi ăn lẩu, người Việt thường mắc một sai lầm lớn nhất là ăn lai rai, vừa ăn vừa nói chuyện, ăn lâu, ăn nhiều và ăn nóng...

Lẩu là món ăn ưa thích của rất nhiều người Việt, món ăn này ngày càng trở nên phổ biến. Thế nhưng ít ai biết rằng ăn lẩu thường xuyên sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Bộ phận bị ảnh hưởng đầu tiên đó là các cơ quan tiêu hóa, bao gồm: Cổ họng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng... và rối loạn dinh dưỡng. 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

6 sai lầm cần tránh khi ăn lẩu để an toàn cho cả gia đình bạn

Ăn quá lâu

Người Việt thường có thói quen ăn lẩu sẽ lai rai, vừa ăn vừa nói chuyện nên thường ăn lâu và ăn nhiều. Khi đó, dạ dày của bạn sẽ phải làm việc liên tục hết công suất trong thời gian dài, có thể mấy tiếng một lúc nên dễ rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tăng lượng cholesterol trong máu…

Trong quá trình ăn tầm 60 phút nên thay nước lẩu 1 lần để tránh thực phẩm đun lâu hàm lượng nitric tăng lên, vitamin bị phân hủy, biến chất gây hại cho cơ thể thậm chí là dẫn đến ung thư. Tốt nhất, bạn nên ăn lẩu trong khoảng 2 tiếng trở lại, mỗi tuần không nên ăn lẩu quá 1 lần.

Ăn đồ còn tái, sống

Nhiều người cho rằng ăn thịt chín tái thì đồ ăn sẽ ngọt hơn, nhiều dinh dưỡng hơn. Các chuyên gia cho rằng đây là thói quen nguy hiểm. Đồ ăn chưa chín có thể chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng, cực kỳ nguy hại cho hệ tiêu hóa. Nhất là với các loại nội tạng động vật thì càng nên nấu chín kỹ.

Ăn lẩu quá nóng

Rất nhiều người cho rằng ăn lẩu phải nóng, đồ ăn vừa gắp ra từ nồi nước lẩu đang sôi phải ăn ngay mới ngon. Thế nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng thì đồ ăn vừa được gắp ra từ nồi lẩu có nhiệt độ hơn 100 độ C có thể sẽ nóng ở mức 50 - 60 độ C. Ăn đồ quá nóng dễ làm tổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản, tạo điều kiện cho các chất gây ung thư phát triển.

Ăn nóng, uống lạnh

Ngồi bên nồi lẩu nóng, ăn đồ chua cay khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên. Chính vì vậy mà nhiều người thích uống nước lạnh để giải tỏa cảm giác nóng trong người. Thế nhưng cách ăn này lại dễ gây hại tới đường ruột và dạ dày.

Việc ăn lẩu nóng, uống nước đá cùng lúc có thể kích thích dạ dày co bóp, giảm tiết dịch tiêu hóa và làm giảm thời lượng làm việc của men tiêu hóa. Từ đó gây cản trở quá trình tiêu hóa.

Ăn phải rau "bẩn"

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Rau cần, rau cải, cải cúc, cải thảo, rau muống,... là những loại rau dùng phổ biến khi ăn lẩu. Tuy nhiên, khi rửa số lượng rau lớn bạn cần phải rửa cẩn thận, sạch sẽ. Nếu rửa không sạch, bạn sẽ tăng nguy cơ nhiễm giun sán, nang sán, các vi khuẩn, virus nặng hơn là ngộ độc thức ăn.

Đặc biệt, bạn cần để ý tới các loại rau khác thường, rau dại. Rất nhiều loại rau dại mọc xen kẽ, có hình dáng na ná các loại rau bình thường dễ gây ngộ độc. Bạn cần lựa chọn kỹ lưỡng các loại rau, đặc biệt là rau rừng, nấm…

Nước lẩu quá chua hoặc quá cay

Vị chua cay của lẩu được rất nhiều người yêu thích, nhất là vị lẩu Thái. Tuy nhiên, nếu ăn quá chua cay sẽ ảnh hưởng lớn đến dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác. Vị chua, cay tác động lên niêm mạc dạ dày, nhẹ thì đau dạ dày, nặng thì gây phù nề, xung huyết, viêm loét dạ dày.

Các chuyên gia cho biết khi ăn lẩu, bạn cần để ý tới trình tự ăn. Trước tiên bạn uống một chút nước ngọt hoặc nước ép, sau đó ăn tới phần rau và cuối cùng tới phần thịt. Như vậy dạ dày sẽ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Ai nên kiểm soát việc ăn lẩu?

- Thông thường, khi chế biến nước lẩu thường có các loại sa tế ớt, sả, gừng... để tăng độ hấp dẫn. Ngoài ra, trong gia vị để chấm lẩu cũng luôn có ớt và các loại gia vị. Vì vậy, đối với những người bị đau dạ dày, không nên ăn lẩu nhiều. Các gia vị cay, nóng sẽ tác động khiến dạ dày bị đau trở lại.

- Phụ nữ đang mang bầu không nên ăn quá nhiều gia vị cay nóng, không tốt cho thai nhi. Vì vậy, phụ nữ mang bầu không nên ăn lẩu có nhiều gia vị.

- Những người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu, phong thấp nên hạn chế hoặc không nên ăn các loại lẩu nhiều đạm mỡ (lẩu hải sản, lẩu lòng...)

- Với những người khỏe mạnh cũng không nên ăn quá nhiều lẩu, chỉ nên ăn lẩu với khoảng cách thời gian từ 1 tới 2 tuần một lần.

Sai lầm của người Việt mỗi khi ăn lẩu tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột và dạ dày, sợ nhất là bệnh này! - 3

Những thực phẩm không nên ăn cùng lẩu

Ăn lẩu đúng cách cần chú ý đến việc kết hợp các loại rau củ, các loại thịt để không gây ảnh hưởng đến tiêu hóa.

- Cần hạn chế nhúng các loại rau dễ gây ngộ độc như dọc mùng, giá đỗ, hoa thiên lý, nấm.

- Đối với lẩu hải sản: Không nên ăn kèm thực phẩm chứa vitamin C như mướp đắng, cà chua...có thể gây ngộ độc.

- Cà chua và khoai lang, khoai tây cũng tránh dùng chung vì khi kết hợp các loại thực phẩm này với nhau sẽ dẫn đến khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

- Thịt bò không nên kết hợp với rau mồng tơi vì khi kết hợp 2 thứ này lại với nhau sẽ khiến bạn rất dễ bị đau bụng, nhẹ thì bị đầy bụng, khó tiêu, nặng sẽ gây táo bón, rất khó chịu.

- Rau kinh giới "kỵ" thịt gà. Theo Đông y, ăn hai thứ này chung với nhau gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não.

- Không nhúng củ cải và mộc nhĩ cùng lúc vào nồi lẩu 2 loại này khi kết hợp với nhau trong nồi lẩu có thể sinh ra các hoạt chất sinh học khác gây viêm da, dị ứng.

Nguồn: [Link nguồn]

Sau 10 phút ăn lẩu ở vỉa hè, 5 người bất ngờ bị ngộ độc, chuyên gia khuyến cáo thực phẩm nếu có dấu hiệu này tuyệt đối không ăn!

5 người nhập viện có dấu hiệu tím tái, khó thở, nôn, lả người, lạnh, huyết áp tụt, đồng tử giãn. Các bác sĩ đã xử trí xông dạ dày, thở oxy, bơm rửa đường tiêu hóa…...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN