Nghiên cứu mới về tác dụng bất ngờ của mật ong thô

Sự kiện: Món ăn bài thuốc

Một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng, mật ong không giống như các chất làm ngọt khác, thực sự có thể tốt cho sức khỏe tim mạch và bệnh đái tháo đường.

Nghiên cứu cho thấy, mật ong - đặc biệt là mật ong nguyên chất hay mật ong thô - có thể là một chất thay thế lành mạnh hơn cho đường, thay vì chất tạo ngọt bổ sung được thêm vào lượng tiêu thụ hàng ngày của một người.

Một nghiên cứu mới từ các nhà nghiên cứu tại Đại học Toronto, Canada cho biết, hãy cân nhắc việc thay thế đường bạn tiêu thụ bằng mật ong.

1. Mật ong hỗ trợ giảm lượng đường trong máu

Đối với những người có chế độ ăn uống lành mạnh trong đó không quá 10% lượng calo hàng ngày đến từ đường, mật ong thực sự mang lại lợi ích cho tim mạch.

Nghiên cứu này là một đánh giá và phân tích tổng hợp về tác dụng của mật ong trong 18 thử nghiệm cho ăn có kiểm soát liên quan đến 1.105 người tham gia, chủ yếu là khỏe mạnh.

Kết hợp lại với nhau, các thử nghiệm cho hay, mật ong hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu lúc đói, cholesterol toàn phần và cholesterol "xấu" (LDL), cũng như một số dấu hiệu của bệnh gan nhiễm mỡ.

Mật ong có chỉ số đường huyết thấp so với các chất làm ngọt khác.

Mật ong có chỉ số đường huyết thấp so với các chất làm ngọt khác.

Mặc dù các loại đường đều có liên quan đến các vấn đề về chuyển hóa tim mạch - và mật ong có 80% là đường - nhưng các tác giả của nghiên cứu thấy, mật ong có thể thuộc một loại riêng và đáng được coi là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Giá trị GI (chỉ số đường huyết) của mật ong thấp hơn so với đường, có nghĩa là nó không làm tăng lượng đường trong máu.

Về bản chất, mật ong được xếp vào nhóm đường hấp thu nhanh vì chứa chủ yếu là đường: fructose, sucrose, glucose giống với đường mía, trái cây,... Không giống như hầu hết các chất làm ngọt, khả năng làm ngọt của mật ong không chỉ đến từ các loại đường thông thường, chẳng hạn như fructose và glucose.

Đồng tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Tauseef Ahmad Khan, cộng tác viên nghiên cứu tại Khoa Y Temerty, Đại học Toronto, Canada, nói với Medical News Today: "Khoảng 15% mật ong được làm từ hàng chục loại đường hiếm - ví dụ: isomaltulose, kojibiose, trehalose, melezitose,... Các loại đường này đã được chứng minh là có nhiều lợi ích về sinh lý và trao đổi chất bao gồm cải thiện phản ứng glucose, giảm kháng insulin và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn liên quan đến đường ruột khỏe mạnh".

Ngoài ra, Tiến sĩ Khan cho biết, mật ong chứa nhiều phân tử hoạt tính sinh học, bao gồm polyphenol, flavonoid và axit hữu cơ có một loạt các đặc tính dược lý bao gồm tác dụng kháng sinh, tác dụng chống ung thư, tác dụng chống béo phì, bảo vệ chống lại gốc tự do gây hại và giảm viêm…

2. Mật ong nguyên chất tốt hơn mật đã qua chế biến

Nghiên cứu mới về tác dụng bất ngờ của mật ong thô - 2

Mật ong nguyên chất chứa một loạt các hóa chất thực vật hoạt động như chất chống oxy hóa.

Mật ong thô có một loạt các chất dinh dưỡng, bao gồm nhiều chất chống oxy hóa. Những chất này có thể giảm số lượng khi mật ong được thanh trùng hay còn gọi là chế biến.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra mật ong nguyên chất hỗ trợ giảm cholesterol LDL và cholesterol tổng thể, cũng như chất béo trung tính lúc đói.

Tiến sĩ Khan giải thích: "Mật ong được hình thành qua một bước bổ sung, theo đó ong mật xử lý mật hoa (chủ yếu là sucrose) từ hoa bằng các enzym của chúng, dẫn đến một lượng lớn đường quý hiếm được tạo ra trong mật ong. Những loại đường quý hiếm này là chìa khóa cho những lợi ích của đường mật ong so với các loại đường tự nhiên khác".

Phytonutrients là các hợp chất được tìm thấy trong thực vật giúp bảo vệ cây khỏi tác hại từ bên ngoài môi trường. Các chất phytonutrients trong mật ong chịu trách nhiệm cho các đặc tính chống oxy hóa, cũng như khả năng kháng khuẩn và kháng nấm. Khi trải qua quá nhiều quá trình xử lý sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng giá trị này.

Nguồn: [Link nguồn]

Mật ong có thể cải thiện lượng đường trong máu và mức cholesterol

Nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng, mật ong có thể cải thiện lượng đường trong máu và mức cholesterol.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Châu ([Tên nguồn])
Món ăn bài thuốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN