Nếu số phận bắt phải bị ung thư, nhiều người ước "được" mắc loại bệnh này

Sự kiện: Ung thư

Đây là thể loại u ác tính phổ biến nhất của hệ thống nội tiết, nhưng được coi là bệnh ung thư "nhẹ" nhất trong các loại ung thư.

Mắc ung thư tuyến giáp khi đang mang thai, vẫn "mẹ tròn con vuông"

Khi mang thai ở tuần thứ 4, chị N.A (Hà Nội) trong lần đi khám thai đầu tiên bỗng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp.

Suy sụp, bi quan, nhưng được tư vấn kỹ càng từ bác sĩ sản và bác sĩ nội tiết, bác sĩ ung thư, thai kỳ của chị N.A vẫn phát triển bình thường. Chị sinh con "mẹ tròn con vuông".

Nếu số phận bắt phải bị ung thư, nhiều người ước "được" mắc loại bệnh này - 1

Giải phẫu tuyến giáp và tuyến cận giáp

BS Hoàng Hiệp, Trưởng khoa Điều trị kỹ thuật cao (Bệnh viện Nội tiết Trung ương) cho biết, ung thư tuyến giáp chiếm 1% trong các loại ung thư, đây là thể loại u ác tính phổ biến nhất của hệ thống nội tiết. Ung thư tuyến giáp có hai loại, gồm thể biệt hóa và thể không không biệt hóa.

Trong đó, thể biệt hóa chiếm đa số với 80% trường hợp mắc, gồm các thể nhú, thể nang và thể hỗn hợp nhú - nang.

ThS Thân Văn Thịnh, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, cho biết nếu ung thư tuyến giáp được phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì tỷ lệ khỏi bệnh rất cao. Ở thể không biệt hóa, tiên lượng xấu hơn nhưng vẫn đáp ứng điều trị tốt. Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ thể kém biệt hóa dễ tái phát, di căn.

Mới đây, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội tiếp nhận 1 bệnh nhân chỉ mới 16 tuổi đã bị ung thư tuyến giáp. Đây là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất bị loại ung thư này mà bác sĩ gặp. Rất may mắn bệnh nhân phát hiện sớm nên đã điều trị khỏi.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Nội tiết Trung ương, lứa tuổi trung bình của bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp tại viện này trong khoảng từ 25-35 tuổi, trong đó có những bệnh nhân chỉ mới hơn 10 tuổi đã phát hiện ra bệnh.

Nếu số phận bắt phải bị ung thư, nhiều người ước "được" mắc loại bệnh này - 2

Một bệnh nhân mắc u tuyến giáp đa nhân lớn khám tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Tỷ lệ bệnh nhân là nữ gặp nhiều hơn nam (khoảng 3 - 8 bệnh nhân nữ thì có 1 bệnh nhân nam). Đó là do sự thay đổi nội tiết tố ở nữ giới nhiều hơn nam giới (do chu kỳ kinh nguyệt, sinh đẻ, tuổi tác…).

Điều quan trọng là không ít người ung thư tuyến giáp sau khi điều trị thấy bệnh đỡ đã muốn dừng điều trị mà không biết rằng bệnh này thường âm thầm nên bỏ qua giai đoạn điều trị tốt nhất. Bên cạnh đó, nhiều người cũng có quan niệm "ung thư là chấm hết" nên từ chối điều trị.

Không phải cứ có hạch ở cổ là ung thư tuyến giáp

Theo BS Hoàng Hiệp, trong số hơn 100 bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương trong vài năm gần đây, có tới gần 90% bệnh nhân tự phát hiện ra bệnh. Điều đó chứng tỏ trong thời kỳ đầu, ung thư tuyến giáp phát triển âm thầm, không rõ rệt. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến việc phát hiện ra bệnh thường đã ở giai đoạn muộn.

Theo BS Hiệp, khoảng 30% bệnh nhân phát hiện ra bệnh do… tình cờ đi khám, không vì các triệu chứng đặc biệt của bệnh, bởi ung thư tuyến giáp có biểu hiện bệnh rất nghèo nàn, hoặc người bệnh không chủ động đi khám bệnh.

BS Thịnh cho hay, đại đa số người phát hiện ung thư tuyến giáp đến Bệnh viện Ung bướu khám với lý do "có cục nhỏ ở cổ". Tuy nhiên, hiện 90% dân số đều có một hạt trong tuyến giáp, hầu hết chúng đều bình thường và chỉ khoảng 1-2% người bị ung thư.

Thông thường, đến bệnh viện khi phát hiện có một cục ở vùng cổ, bệnh nhân sẽ được siêu âm. Nếu trên hình ảnh siêu âm có gợi ý là ung thư, bệnh nhân sẽ được sinh thiết xem có tế bào ung thư không và tùy sự lớn nhỏ của chúng sẽ có cách điều trị khác nhau.

Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp bán phần hay toàn bộ. Nếu có hạch, bác sĩ sẽ nạo vét hạch cổ. Tùy mức độ ăn lan của tế bào ung thư, bác sĩ quyết định có điều trị thêm i-ốt phóng xạ hay không.

Cũng theo bác sĩ Thịnh, ung thư tuyến giáp độ tuổi càng trẻ tiên lượng càng tốt và điều trị hiệu quả cao hơn. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo không giới hạn độ tuổi, nên tầm soát ung thư tuyến giáp bằng phương pháp siêu âm, vừa rẻ, dễ làm, có thể thực hiện ở tuyến cơ sở, lưu ý phải có bác sĩ chuyên khoa ung bướu khám, chẩn đoán.

Ung thư ”gõ cửa” rồi vẫn vô tư không biết chỉ vì bỏ qua những dấu hiệu sau

Dấu hiệu những căn bệnh ung thư đáng sợ nhất, nguy hiểm nhất thường rất khó nhận biết. Vì vậy, bạn không nên bỏ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Nguyên ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN