Nam thanh niên thay đổi tính cách, mất trí nhớ vì mắc căn bệnh này

Sự kiện: Sống khỏe

Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng rối loạn tâm thần như nói nhiều và nói những nội dung không phù hợp.

Khoa Thần kinh, Bệnh viện Quân y 103 vừa tiếp nhận bệnh nhân nam 22 tuổi mắc viêm não tự miễn.

Trước đó, nam thanh niên này xuất hiện triệu chứng đau đầu, buồn nôn, sốt, đi khám tại phòng khám tư, được chụp phim MRI sọ não ghi nhận có tổn thương tại vùng thái dương hai bên, ưu thế bên trái, không xử trí gì đặc hiệu.

Sau đó bệnh nhân đau đầu tăng, rối loạn ý thức, được đi khám và điều trị tại BV, được xét nghiệm dịch não tủy PCR-HSV dương tính, MRI sọ não tổn thương thùy thái dương hai bên rõ.

Nam thanh niên thay đổi tính cách, mất trí nhớ vì mắc căn bệnh này - 1

Bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định viêm não tự miễn, được điều trị bằng Acyclovir truyền tĩnh mạch.

Sau điều trị hai tuần, bệnh nhân hết sốt, không còn đau đầu, không liệt, đi lại bình thường, xét nghiệm lại PCR-HSV dịch não tủy âm tính.

Bệnh nhân được chuyển về BV Hà Đông điều trị củng cố. Sau 1 tuần điều trị tại BV Đa khoa Hà Đông, bệnh nhân được ra viện trong tình trạng tỉnh táo, tiếp xúc được nhưng trí nhớ giảm, không sốt, không liệt, không có rối loạn tâm thần và không có cơn động kinh.

Ngày thứ 4 sau khi ra viện, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng rối loạn tâm thần như nói nhiều và nói những nội dung không phù hợp, sau đó 2 ngày bệnh nhân chuyển sang trạng thái kích thích, loạn thần, sốt, vào khoa Truyền nhiễm, BV Quân Y 103 trong tình trạng rối loạn ảo giác, chửi bới...

Sau 3 ngày, bệnh nhân hôn mê, gọi hỏi không trả lời, không đáp ứng khi kích thích đau, tăng trương lực cơ toàn thân, sốt 37,5-38 độ C.

Nam bệnh nhân được chuyển đến Khoa Nội thần kinh, điều trị nhưng tình trạng lâm sàng vẫn không cải thiện, xuất hiện các cơn gồng cứng kéo dài khoảng 1-2 phút/cơn, tăng trương lực cơ toàn thân, quay đầu về bên phải.

Hình ảnh chụp MRI sọ não lại ghi nhận tổn thương cũ vùng thái dương trái và tổn thương thùy thái dương hai bên lan rộng hơn so với phim MRI sọ não chụp trước đó một tháng.

Sau một đợt điều trị, tình trạng lâm sàng của bệnh nhân có cải thiện nhưng không đáng kể. Bác sĩ tiếp tục cho anh điều trị chuyển đổi huyết tương, tình trạng chuyển biến khá tốt. Anh làm theo lệnh được, nói chưa rõ tiếng, có cơn rối loạn tâm thần nhưng không còn cơn gồng cứng.

Sau 54 ngày điều trị, nam thanh niên được ra viện trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc, đi lại được, liệt nửa người phải, còn biểu hiện rối loạn tâm thần, không có cơn gồng cứng, tiếp tục dùng nhiều loại thuốc. Sau một năm, anh không còn cơn động kinh, không còn rối loạn tâm thần, vận động hồi phục. Tuy nhiên, bệnh nhân bị rối loạn ngôn ngữ, mất đọc, mất viết.

Các bác sĩ khuyến cáo trường hợp sau viêm não tự miễn xuất hiện triệu chứng rối loạn tâm thần như sốt cao, co giật, thay đổi tính cách, mất trí nhớ, rối loạn ý thức và hôn mê …cần được xét nghiệm dịch não tủy và kháng thể bề mặt tế bào thần kinh để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguồn: [Link nguồn]

Vào mùa viêm não, cha mẹ cần đặc biệt chú ý nếu con có những dấu hiệu này

Đang vào mùa viêm não, các bác sĩ khuyến cáo nếu trẻ sốt cao, co giật, nôn vọt không liên quan đến bữa ăn và có dấu hiệu rối loạn ý thức, cha mẹ cần cho con đến ngay cơ sở...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HỒNG ANH ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN