Hiểm họa khi sử dụng điện thoại vào ban đêm

Sự kiện: Bệnh mắt

Nhiều người có thói quen sử dụng điện thoại vào ban đêm trước khi ngủ, mà không lường trước được hiểm họa nó có thể gây ra cho cơ thể bạn.

Màn hình smartphone sẽ phát ra ánh sáng xanh để bạn có thể nhìn thấy ngay cả vào những thời điểm nắng nhất trong ngày.

Nhưng vào ban đêm, bộ não của bạn bị nhầm lẫn bởi ánh sáng đó, và nhầm tưởng đó là ánh sáng mặt trời. Điều này làm cho não ngừng sản xuất melatonin, một hormone phát tín hiệu ngủ cho cơ thể của bạn. Ánh sáng smartphone có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ, khiến bạn khó ngủ.

Hiểm họa khi sử dụng điện thoại vào ban đêm - 1

Sau đây là một số tác hại của màn hình smartphone đối với cơ thể bạn:

- Tiếp xúc với ánh sáng xanh khiến bạn cảm thấy choáng và kiệt sức vào ngày hôm sau.

- Ngủ không đủ giấc khiến não bộ khó tập trung cho công việc hay học tập.

- Ngủ không đủ giấc trong thời gian dài sẽ dẫn tới sản sinh ra neurotoxin khiến bạn khó có thể ngủ ngon.

- Những người có lượng melatonin bị xáo trộn do tiếp xúc ánh sáng xanh dễ mắc bệnh trầm cảm.

- Khoa học chứng minh rằng ánh sáng xanh trên các thiết bị điện tử cơ thể gây thoái hóa điểm vàng theo độ tuổi và có thể gây đục thủy tinh thể.

- Việc tiếp xúc ánh sáng xanh vào ban đêm có thể tăng nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt.

- Bằng cách phá vỡ chu kỳ sản sinh melatonin khiến việc ngủ bị xáo trộn, ánh sáng xanh có thể gây rối loạn hormone kiểm soát cơn đói, tăng nguy cơ béo phì.

Hiểm họa khi sử dụng điện thoại vào ban đêm - 2

Để tránh ảnh hưởng tới não và mắt, chỉ nên sử dụng các thiết bị điện tử muộn nhất là 1 tiếng trước khi đi ngủ.

Chúng ta nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, đặc biệt trước khi đi ngủ và dùng trong điều kiện ánh sáng kém. Trẻ em không nên tiếp xúc với màn hình quá sớm và quá 30 phút/ngày.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyên Vy (Motthegioi.vn)
Bệnh mắt Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN