GS Nguyễn Chấn Hùng: Điểm mặt những bệnh ung thư đến từ virus, từ miệng

Sự kiện: Ung thư

Theo Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch hội ung thư Việt Nam, hiện nay các vi rút gây ung thư đã được cảnh báo đó là vi rút viêm gan B và viêm gan C, vi rút HPV.

Đừng coi thường virus

Hiện nay các vi rút gây ung thư đã được cảnh báo đó là vi rút viêm gan B và viêm gan C, vi rút HPV. Năm 1983 Zur Hausen đã chỉ ra rằng vi rút HPV chủng 16 và 18 là hai tác nhân gây ra 70% bệnh ung thư cổ tử cung. HPV đi từ người này sang người khác trong quan hệ tình dục. Vi rút này lây nhiễm khi làm tình và dẫn đến ung thư sau 20 – 30 năm. 

GS Nguyễn Chấn Hùng: Điểm mặt những bệnh ung thư đến từ virus, từ miệng - 1

Tiến trình ung thư gan

Ngoài ra, HPV còn gây ung thư âm hộ, âm đạo, hậu môn ở phụ nữ, ung thư dương vật, ung thư miệng, hậu môn ở nam giới. Những người đồng tính nam thì vi rút HPV tăng nguy cơ gây ung thư hậu môn.

Giáo sư Hùng cũng cho biết vi rút viêm gan B và C cũng không thể coi thường. Vi rút này gây xơ gan và ung thư hoá rất cao. Trong khi đó, tỷ lệ ung thư gan ở nam giới nước ta đáng báo động, ước tính 40/100 nghìn dân.  

Nam giới có thói quen nhậu nhẹt, ăn các loại ngũ cốc mốc như đậu phộng, hạt điều, ngô vô tình có độc tố aflatoxin, cộng với nên bệnh mắc vi rút viêm gan dẫn đến lá gan bị tổn thương nặng nề. Các bác sĩ thường nói vi rút, rượu, độc tố là cặp bài trùng liên thủ tiêu diệt lá gan.

Vi rút viêm gan lây chủ yếu qua đường tiêm chích, truyền máu, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con. Vì thế tiêm phòng viêm gan B là cách tốt nhất. Viêm gan C chưa có vắc xin, cần điều trị dứt điểm.

Theo giáo sư Hùng “đại dịch” viêm gan B đang trở thành gánh nặng gây ung thư gan ở Việt Nam, Trung Quốc và một số nơi khác của Châu Á. Đàn ông mắc gấp bội lần phụ nữ. Vì thế giáo sư Hùng nhấn mạnh, cảnh giác với thức ăn mốc, cẩn thận với xăm da, chân mày, xỏ tai, xỏ mũi bởi có thể lây nhiễm viêm gan.

Bệnh từ miệng mà vào

Theo mạng lưới phòng chống ung thư Việt Nam, với tỷ lệ mắc ung thư hiện nay là 125 nghìn người mắc mới mỗi năm, nếu cứ đà này đến năm 2012 sẽ có khoảng 190 nghìn người mắc mới mỗi năm. 

So với các nước trên thế giới, tỷ lệ mắc ung thư ở Việt Nam đứng thứ 78/172 nước. Điều đặc biệt, số bệnh nhân tử vong do ung thư còn cao bởi 70% bệnh nhân phát hiện ra đã ở giai đoạn muộn.

Theo các chuyên gia về ung bướu, hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh, đặc biệt là phòng tránh từ các tác nhân ở bên ngoài vào, bởi vì những tác nhân đó không gây ung thư ngay mà rất lâu sau mới phát tác. Các tác nhân cộng lại với nhau tạo thành những kẻ thù “đánh hội đồng” các cơ quan khác nhau, gây ra ung thư.

Theo GS Nguyễn Chấn Hùng, cách phòng ung thư tốt nhất đó là ăn lành, uống sạch. Việc ăn uống không sạch chiếm 1/3 gánh nặng của bệnh ung thư. Ngày nay, người ta đã chỉ ra chế độ ăn uống không lành, thiếu vận động, béo phì đều gây bệnh tật đe doạ mạng sống như tim mạch, tiểu đường và ung thư.

Theo hiệp hội Quốc tế chống ung thư, thông điệp vào năm 2010 đánh động tới khoảng 2,4 tỷ người, đó là: Khoảng 40% các bệnh ung thư có thể phòng tránh. Hội này cũng khuyến khích mọi người theo thay đổi lối sống, loại bỏ khói thuốc lá cả hút chủ động và hút bị động, tránh uống rượu quá đà, phòng tránh bệnh truyền nhiễm; tập thể dục đều, ăn đúng, ăn lành, giữ cân vừa phải.

Theo GS Hùng, tại Mỹ người ta đã chỉ ra được thủ phạm của bệnh tật, đó chính là thói quen ăn fastfood và nước ngọt. Hiện nay, trào lưu này đã lan sang Việt Nam và đây là một điều khó có thể tránh khỏi được. Nếu cứ đà này, gánh nặng ung thư sẽ gia tăng, nhất là ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày.

Chính vì thế, giáo sư Hùng khuyên bệnh ung thư không còn đáng sợ nếu chúng ta hoàn toàn có thể loại bỏ được các tác nhân gây bệnh. Vì thế mọi người hãy tránh xa những tác nhân đó, trừ những yếu tố về di truyền.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Ngọc (Infonet)
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN