Duy trì 6 thói quen này khi ngủ có thể khiến bạn giảm tới 10 năm tuổi thọ!

Thường xuyên có những thói quen xấu này trong khi ngủ sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc béo phì, tăng huyết áp, các bệnh liên quan đến tim mạch, tăng tốc độ lão hóa... thậm chí làm giảm cả chục năm tuổi thọ.

Đi ngủ mà tóc chưa khô

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngủ với mái tóc ướt sẽ kiến hơi ẩm trên da đầu tăng cao và làm thay đổi thân nhiệt. Từ đó khiến bạn tăng nguy cơ đau đầu. Ngoài ra, để tóc còn ướt đi ngủ sẽ gây rụng tóc, nhiễm trùng da. Làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Từ đó, virus, vi khuẩn dễ dàng tấn công cơ thể hơn.

Dùng tay thay gối

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hãy từ bỏ ngay thói quen khi ngủ dùng tay gối đầu khi ngủ nếu bạn không muốn mắc phải các vấn đề về tiêu hóa cũng như chất lượng giấc ngủ. Dùng tay thay gối khi ngủ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tuần hoàn máu của cơ thể, dẫn đến các cơn đau hoặc tê liệt ở chi trên như cột sống, bả vai… Ngoài ra, thói quen xấu này còn dễ tạo áp lực nơi ổ bụng, lâu dần sẽ gây trào ngược thực quản.

Trùm chăn kín đầu khi ngủ

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả một người khỏe mạnh cũng có thể đào thải hàng chục tỷ vi khuẩn và vi rút trong một đêm thông qua việc thở và ho. Thói quen ngủ chùm kín chăn trong thời gian dài, bạn rất dễ bị nhiễm các chất độc hại và vi khuẩn gây bệnh, dễ gây viêm đường hô hấp và các bệnh ngoài da.

Ngoài ra, y học Trung Quốc cho rằng giữ đầu mát rất tốt để cải thiện giấc ngủ. Ngược lại, giữ đầu nóng và bí sẽ làm giảm oxy, gây chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn vào ngày hôm sau.

Mặc áo ngực khi ngủ

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Có rất nhiều người phụ nữ sở hữu thói quen kín đáo ngay cả khi ngủ, vì thế họ thường mặc áo ngực khi ngủ bởi khi cởi ra họ cảm thấy không quen mất tự nhiên. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những phụ nữ mặc áo ngực khi ngủ có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 2,1 lần so với những người không mặc áo ngực. Đây có thể là kết quả của việc nén ngực trong thời gian dài, tắc nghẽn dẫn lưu bạch huyết và giữ lại các chất có hại trong vùng ngực.

Ngủ quá nhiều hoặc quá ít

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thời gian ngủ quá ngắn hoặc quá dài có thể khiến não bị lão hóa sớm. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Ngủ quá lâu không chỉ khiến bạn khó ngủ, ngủ không sâu giấc mà còn gây ra các bệnh về tim mạch, đường tiêu hóa. ngủ quá ít sẽ khiến làn da của bạn bị lão hóa nhanh hơn và trí nhớ cũng kém đi.

Theo các chuyên gia. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên ngủ hơn 12 giờ một ngày. Thanh thiếu niên dưới 18 tuổi nên ngủ 9-10 giờ mỗi ngày. Người lớn trên 18 tuổi ngủ 7-8 giờ mỗi ngày.

Thở bằng miệng khi ngủ

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thông thường con người thở bằng mũi và một phần qua miệng trong những điều kiện sinh lý nhất định như tập thể dục, nói, đọc... Khi ngủ thở bằng miệng sẽ liên quan đến các bệnh lý như: viêm amidan, VA nhiều lần, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thường xuyên, viêm mũi dị ứng, viêm tai giữa...

Vì vậy, khi mắc những bệnh trên người bệnh cần khám để điều trị dứt điểm. Nếu để việc thở miệng kéo dài có thể gây biến dạng ngực, biến dạng cột sống cổ, cột sống ngực, thực quản hạ thấp, thay đổi mức khí máu; giọng nói khàn, nói giọng mũi; quầng thâm quanh mắt do mất ngủ; trẻ thiếu ôxy mạn tính nên da thường xanh tái, chậm phát triển thể chất, khuôn mặt đờ đẫn, nhanh đuối sức khi vận động...

Nguồn: [Link nguồn]

5 món ăn vặt nên tránh trước khi ngủ

Đồ ăn thức uống có những loại tốt cho giấc ngủ nhưng cũng có những loại gây khó ngủ, nhất là khi ăn sát giờ đi ngủ. Vì vậy, nếu cần ăn nhẹ trước khi ngủ, bạn nên tránh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN