Điện Biên: Một người tử vong sau khi ăn tiết canh lợn

Sự kiện: Liên cầu lợn

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận trường hợp anh L.V.T (sinh năm 1981, trú tại bản Lói, xã Mường Lói, huyện Điện Biên) tử vong do mắc bệnh liên cầu lợn.

Trước đó, ngày 14/3, tại bản Lói, anh L.V.T có tham gia giết, mổ và ăn tiết canh lợn. Đến ngày 18/3, anh T có biểu hiện đau vùng thượng vị, sốt cao trên 40 độ, kèm theo nôn và hạ huyết áp.

Ảnh minh họa bệnh liên cầu lợn.

Ảnh minh họa bệnh liên cầu lợn.

Ngay sau đó, anh được chăm sóc và điều trị tại cơ sở y tế huyện Điện Biên. Tuy nhiên, do bệnh chuyển biến nặng nên anh T được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên cấp cứu trong tình trạng sốc, trụy tim mạch nặng, niêm mạc nhợt, phù chi, xuất tiết nhiều đờm, sốt cao; xuất hiện tím nhiều ở chân, tay, nhịp tim nhanh, bụng chướng. Đến ngày 20/3, anh L.V.T tử vong.

Sau khi sự việc xảy ra, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm. Ngày 21/3, theo kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, anh L.V.T dương tính với vi khuẩn Streptococcus suis (tác nhân gây bệnh liên cầu lợn).

Ngành Y tế tỉnh Điện Biên tiến hành điều tra, lập danh sách theo dõi các trường hợp tham gia giết mổ lợn, ăn tiết canh cùng bệnh nhân trong vòng 14 ngày; phun tẩy uế và xử lý môi trường bằng Cloramin B.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín; không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh và không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Khi có các biểu hiện mắc bệnh, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhiều người quan niệm “lợn sạch nhà nuôi là an toàn” không lo bị nhiễm giun sán nên thoải mái ăn tiết canh. Tuy nhiên, trên thực tế nếu ăn tiết canh dê, vịt, lợn sạch thì vẫn có nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn và giun sán.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đinh Thùy ([Tên nguồn])
Liên cầu lợn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN