Vì sao ăn tiết canh dê, vịt, lợn sạch vẫn nhiễm liên cầu lợn?

Sự kiện: Liên cầu lợn

Nhiều người quan niệm “lợn sạch nhà nuôi là an toàn” không lo bị nhiễm giun sán nên thoải mái ăn tiết canh. Tuy nhiên, trên thực tế nếu ăn tiết canh dê, vịt, lợn sạch thì vẫn có nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn và giun sán.

Ăn tiết canh gì cũng dễ nhiễm bệnh liên cầu khuẩn, giun sán

Không chỉ riêng với tiết canh lợn, nếu ăn tiết canh nói chung như gà, vịt, dê… thì sẽ rất dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn trong máu động vật.

Đối với các món tiết canh gia cầm (gà, vịt), người ăn có thể bị nhiễm virus cúm gia cầm H5N1. Đặc biệt, trong mùa cúm gia cầm, việc ăn tiết canh gia cầm là vô cùng nguy hiểm, vì dễ bị nhiễm H5N1. Đây là loại virus cúm có độc lực cao, gây bệnh nặng và tỷ lệ tử vong cao.

Mặt khác, trong tiết cũng chứa nhiều chất không tốt cho sức khỏe. Nhiều loại hóa chất, thuốc kháng sinh, chất tăng trưởng và các chất cấm sử dụng trong chăn nuôi mà có thể người nuôi sử dụng, vẫn có trong máu các loại động vật. Khi ăn tiết canh thì chất này sẽ nhiễm vào người, các hóa chất này có thể gây ra nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó có thể gây ung thư.

Đối với tiết canh lợn, dê và các loại động vật khác vẫn có thể lây nhiễm liên cầu lợn bởi nguyên nhân gây bệnh liên cầu lợn là liên cầu khuẩn S.suis.

Ở động vật vi khuẩn thường cư trú ở đường hô hấp trên, đặc biệt là xoang mũi và hạch hạnh nhân. Tuy nhiên, vi khuẩn cũng có thể có trong đường tiêu hóa và đường sinh dục của lợn. Dựa vào đặc điểm ở lớp vỏ bọc vi khuẩn, người ta đã xác định vi khuẩn có 35 type huyết thanh, trong đó, S.suis type II thường gây bệnh ở người.

S. suis chủ yếu sống ở lợn nhà, đôi khi cũng tìm thấy ở các loài lợn rừng, ngựa, chó, mèo, dê và chim, nhưng những loài động vật này chỉ khi gặp điều kiện thuận lợi chúng mới gây nguy hiểm.

Bên cạnh đó phân, chất độn chuồng, các loại thức ăn và nước uống trong chuồng nuôi có thể trở thành nguồn bệnh thứ cấp, do đó bệnh cũng có thể lây truyền qua các động vật khác như ruồi, gián, chuột.

Bệnh liên cầu lợn được lây truyền sang người khi người tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương nhỏ, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn nấu không chín. Tuy nhiên, vi khuẩn này có sức đề kháng kém, dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn và tẩy rửa. Vì vậy, cần ăn chín và chế biến sạch sẽ.

Nếu ăn tiết canh dê, vịt, lợn sạch vẫn có nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn.

Nếu ăn tiết canh dê, vịt, lợn sạch vẫn có nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn.

Làm gì để phòng tránh bệnh liên cầu lợn?

- Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm: Không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín. Nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng. Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn.

- Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh; không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng.

- Tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định.

- Khi có biểu hiện mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

- Nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y. Tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

- Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống. Phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.

Khi có dịch liên cầu khuẩn xảy ra cần làm gì?

+ Tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp bị bệnh nghi nhiễm liên cầu lợn ở người, nên đưa ngay đến bệnh viện để tổ chức cứu chữa kịp thời. Đặc biệt, chú ý giám sát những đối tượng có tiếp xúc gần với lợn bị bệnh như người chăn nuôi, giết mổ và buôn bán lợn.

+ Không giết mổ, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết phải tiêu hủy đúng cách.

+ Lợn ốm, chết phải chôn, đổ thuốc sát khuẩn và tiêu huỷ. Chuồng trại và môi trường chăn nuôi phải phun thuốc sát khuẩn, khử khuẩn. Để trống chuồng 2 tuần mới nuôi lợn trở lại.

Bên cạnh đó, cần thực hiện nghiêm ngặt công tác kiểm dịch quốc tế khi xuất, nhập lợn qua biên giới, để không đưa mầm bệnh từ nước ngoài vào và ngược lại.

Nguồn: [Link nguồn]

Những người dễ bị nhiễm liên cầu lợn thường là người làm việc ở trại chăn nuôi lợn, người giết mổ gia súc, người ăn tiết canh lợn hoặc ăn thịt heo ốm chết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo BS Lê Thị Hằng ([Tên nguồn])
Liên cầu lợn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN