Ăn tiết canh, nem chua, nem chạo có nhiễm bệnh sán lợn gạo?

Sự kiện: Sán lợn

Bệnh lợn gạo là bệnh gây ra bởi ấu trùng sán dây lợn, đây là bệnh ký sinh trùng lây truyền giữa động vật và người. Khi người ăn phải trứng hoặc ấu trùng sán lợn sẽ mắc bệnh và có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh sán lợn gạo

Người mắc bệnh sán lợn nguyên nhân chính là do ăn phải thực phẩm, rau, quả, nước bị nhiễm trứng sán lợn, nhất là ăn rau sống, uống nước chưa đun sôi hoặc ăn phải ấu trùng sán lợn có trong thịt lợn bị nhiễm sán. Như vậy, nếu ăn thức ăn chưa được nấu chín như tiết canh, nem chua, nem chạo… thì nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao.

Đường đi của sán lợn vào cơ thể người như thế nào?

Khi người ăn phải trứng sán dây lợn từ ngoại cảnh theo thực phẩm, rau quả, nước uống vào ruột non phát triển thành ấu trùng hoặc những người đang mắc sán trưởng thành ký sinh ở ruột non. 

Những đốt sán già, rụng ở ruột non theo nhu động ngược chiều lên dạ dày, dưới tác dụng của dịch vị, trứng từ các đốt già được giải phóng ra và đi xuống tá tràng (có hàng nghìn ấu trùng thoát ra khỏi trứng) chui qua thành ruột vào hệ tuần hoàn đi khắp cơ thể, vào các cơ, các mô, tổ chức não, cơ tim… phát triển thành nang ấu trùng sán.

Thông thường sau 24 - 72 giờ kể từ khi ăn phải ấu trùng, ấu trùng sẽ cư trú ở các mô liên kết hoặc các cơ, sau 2 tháng ấu trùng tạo thành một nang có vỏ bọc ngoài (kích thước 17 - 20 x 7 - 10 mm), còn được gọi là gạo lợn, trong nang gạo lợn có dịch màu trắng. 

Ấu trùng sán lợn có thể đi đến bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể, nhưng thường tập trung nhiều ở cơ, mắt, da và đặc biệt là não (chiếm 60 - 80% các trường hợp).

Nếu ăn thức ăn chưa được nấu chín như nem chua, nem chạo… thì nguy cơ nhiễm bệnh sán lợn gạo là rất cao.

Nếu ăn thức ăn chưa được nấu chín như nem chua, nem chạo… thì nguy cơ nhiễm bệnh sán lợn gạo là rất cao.

Triệu chứng khi bị nhiễm sán lợn gạo

Bệnh sán dây trưởng thành thường không có biểu hiện triệu chứng rõ rệt, một số trường hợp có biểu hiện lâm sàng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa hoặc có triệu chứng thần kinh (suy nhược).

Những trường hợp nhiều sán, có thể nhìn thấy đốt sán ra theo phân hoặc tự bò ra ngoài hậu môn (thường nhìn thấy trong quần lót khi thay ra vào cuối ngày làm việc); xuất hiện đốt sán theo phân (những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như sơ mít, đầu sán bằng phẳng).

Các bệnh giun sán nói chung, khi vào cơ thể đều chiếm thức ăn, dẫn đến kém hấp thu, làm chậm phát triển thể lực, gây rối loạn tiêu hoá.

Ấu trùng sán lợn gây nguy hiểm nhất là khi tấn công vào não và vào tim, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, có thể để lại các biến chứng. Trường hợp chui vào mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.

Nấu trong bao lâu thì sán lợn gạo chết?

Bệnh sán lợn gạo lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hóa

Ấu trùng sán dây lợn xâm nhập và phát triển ở các tổ chức cơ của lợn. Các nang sán tập trung thành từng hạt màu trắng đục, kích thước như hạt gạo, chính là hình ảnh ‘lợn gạo’ mà nhiều người biết đến. Con người ăn thịt lợn đó rồi bị nhiễm bệnh sán lợn gạo. 

Ấu trùng sán dây lợn có trong phân của con người hoặc lợn mang bệnh. Khi không đảm bảo vệ sinh, ấu trùng đó sẽ lẫn vào rau, quả, nguồn nước. Con người sử dụng mà không rửa kĩ, nấu chín sẽ dễ dàng bị nhiễm bệnh sán dây lợn.

Người mắc sán dây lợn nhưng không điều trị, đốt sán già trào ngược lên dạ dày, giải phóng ấu trùng sán. Như vậy, người đó từ việc nhiễm sán dây lại chuyển thành nhiễm kết hợp cả sán dây lợn và ấu trùng, làm bệnh nặng hơn rất nhiều.

Thời gian sống của sán dây lợn cũng như trứng sán trong cơ thể người có thể lên tới 10 - 20 năm.

Sau khi ăn phải sán lợn gạo, khoảng 10 - 15 ngày sau, xét nghiệm máu bằng phương pháp ELISA sẽ cho kết quả bệnh nhân có nhiễm sán hay không.

Sán lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu là điều nhiều người quan tâm. Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút. Vì vậy, để phòng nhiễm sán lợn thì cần ăn chín, uống sôi.

Lời khuyên thầy thuốc

Để chủ động phòng tránh bệnh sán lợn gạo và ấu trùng sán dây lợn, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân:

- Không ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt lợn tái (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).

- Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành trong ruột. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, không nuôi lợn thả rông.

- Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.

- Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn (heo).

Nguồn: [Link nguồn]

Vừa qua, Bệnh viện TWQĐ 108 đã tiếp nhận và phẫu thuật thành công một trường hợp 38 tuổi, nhiễm ấu trùng sán dây chó ký sinh tại phổi. Đây là một trường hợp rất hiếm gặp tại Việt Nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo BS Lê Thị Hằng ([Tên nguồn])
Sán lợn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN