Dễ như uống nước cũng chớ phạm phải sai lầm này kẻo hại đủ đường

Sự kiện: Sống khỏe

Nước cực kỳ quan trọng đối với cơ thể, nhưng uống nước như thế nào để có lợi cho sức khỏe là điều không phải ai cũng biết.

Nhiều người 'vô tư' uống bất cứ loại nước gì mình thích, hoặc để 'khô khát cháy cổ' mới uống mà không nghĩ mình đang tự phá hỏng hết gan, thận.

Không uống nước ngay sau khi ngủ dậy

Đây chính là thói quen vô cùng gây hại sức khỏe. Uống nước khi vừa thức dậy giúp bổ sung lượng nước bị mất do quá trình trao đổi chất khi ngủ. Hơn nữa, thói quen này còn làm giảm độ nhớt của máu, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và mạch máu não.

Mặc dù thói quen uống nước buổi sáng là rất tốt nhưng mọi người cũng cần lưu ý về lượng nước mà cơ thể hấp thụ. Uống quá nhiều nước cùng một lúc sẽ làm loãng máu, tăng gánh nặng cho tim. Trong khi đó, buổi sáng là thời điểm có tỷ lệ nhồi máu cơ tim và đột quỵ rất cao.

Tốt nhất, bạn không nên uống quá 150ml nước khi bụng đói. Khi uống thì nên chú ý uống từng ngụm và uống từ từ.

Uống trà thay cho nước lọc

Người Việt thường có sở thích uống trà vào bữa sáng. Tuy nhiên, trà đặc thường chứa nhiều florua, nếu uống thường xuyên uống lúc bụng đói có thể gây hại cho thận bởi thận là cơ quan bài tiết chính florua. Khi cơ thể thu nạp lượng florua vượt quá khả năng bài tiết của thận sẽ khiến chất này tích tụ trong cơ thể và ảnh hưởng đến chức năng của thận .

Ngoài ra, trong trà xanh có chứa chất tannin. Việc sử dụng quá nhiều trà xanh sẽ dẫn tới gan phải làm việc quá tải, gây ra tổn thương gan.

Uống không đủ nước

Rất nhiều người có thói quen khát khô cả cổ mới chịu đi uống nước. Hậu quả của việc này là cơ thể không nạp đủ nước, không thể chuyển hóa "chất thải" trong cơ thể một cách tốt nhất được nên dễ gây ra những tổn hại cho cơ quan nội tạng.

Uống ít nước đồng thời còn dẫn đến tình trạng nồng độ nước tiểu cao khiến dễ mắc các bệnh như sỏi thận, viêm thận.

Bạn nên chuẩn bị một bình nước lớn kế bên người và uống mỗi khi cảm thấy khát, đừng làm biếng đợi đến khi khát khô cả cổ mới đi uống đấy. Lượng nước cần nạp cho một người bình thường là khoảng 2,5 lít/ngày.

Uống quá nhiều nước

Uống quá nhiều nước có thể gây hại cho thận của bạn. Thận là trung tâm lọc nước, đào thải chất độc ra ngoài cơ thể. Nếu bạn uống nhiều nước hơn đồng nghĩa với việc thận của bạn phải hoạt động nhiều hơn từ đó tình trạng "suy thận" là điều không thể tránh khỏi. Thế nên bạn chỉ cần nạp đủ nước vào cơ thể mỗi ngày là đủ.

Dễ như uống nước cũng chớ phạm phải sai lầm này kẻo hại đủ đường - 1

Không uống nước trước khi đi ngủ

Nhiều người quan niệm uống nước trước khi đi ngủ sẽ dẫn đến tiểu đêm, điều này chỉ đúng khi bạn uống sai cách. Trước khi đi ngủ khoảng 30 phút, hãy uống một ngụm nước nhỏ để bảo vệ sức khỏe.

Uống nước ngọt thay nước lọc

Nhiều người không thích uống nước lọc nên đã có thói quen uống nước ngọt thay cho nước lọc. Nhưng thói quen này gây ảnh hưởng tới thận, bởi khi bạn uống rất nhiều nước ngọt sẽ khiến cho thận của bạn phải hoạt động nhiều hơn sẽ ảnh hưởng nhất định.

Bên cạnh đó, bạn thường xuyên uống các loại đồ uống có đường có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, gây bệnh gút, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường... Vì vậy, bạn nên uống nước lọc theo đúng quy định để không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Uống trà đặc sau khi uống rượu

Một số người nghĩ rằng uống trà sau khi uống rượu có thể giúp giải rượu, bớt nôn nao. Nhưng thực tế, điều này không chỉ không hợp lý, mà còn làm tổn thương thận.

Các chuyên gia cho rằng, chất kiềm có trong lá trà có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến thận, có tác dụng lợi tiểu, vào đúng thời điểm thận vẫn chưa kịp phân hủy và bài tiết hết lượng rượu vừa uống, chúng được kích thích một số lượng lớn ethanol vào thận, dẫn đến hậu quả là chức năng thận bị tổn thương do làm việc quá tải.

Dễ như uống nước cũng chớ phạm phải sai lầm này kẻo hại đủ đường - 2

Uống nước đun đi đun lại nhiều lần

Nhiều người suy nghĩ rằng uống nước đun càng nhiều lần càng tốt vì vi khuẩn sẽ được diệt sạch tốt hơn cho sức khỏe, tuy nhiên chính việc làm này lại gây hại sức khỏe của bạn đấy bởi vì trong nước thường có một hàm lượng nhỏ các loại kim loại nặng không tốt cho sức khỏe như chì, cadimium, ... và nitrat.

Khi nước được đun đi đun lại nhiều lần, trải qua quá trình thủy phân không ngừng bốc hơi thì hàm lượng nitrat và các kim loại nặng kể trên ở trong nước sẽ tăng lên đáng kể.

Khi hấp thu vào cơ thể các kim loại nặng này sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn đồng thời muối nitrit được chuyển hóa từ nitrat có trong nước sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển máu của cơ thể, tim đập nhanh hơn, hệ hô hấp hoạt động khó khăn hơn, thậm chí nếu thói quen này kéo dài thường xuyên kết hợp với một số điều kiện bất lợi khác từ môi trường và cơ địa con người có thể gây ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng nữa đấy. Rất nguy hiểm.

Chỉ uống khi khát

Thói quen này khiến cơ thể bị thiếu nước, dẫn đến tình trạng không tỉnh táo, dễ bị kích động, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi và tụt đường huyết. Thường xuyên lặp lại hành động này về lâu dài sẽ tăng nguy cơ mắc sỏi thận.

Tốt nhất, cứ khoảng 20 phút lại bổ sung cho cơ thể 100ml nước phù hợp.

Uống nước thế nào là tốt nhất?

Chuyên gia khuyến nghị nên uống 2 lít nước mỗi ngày. Uống nước trước tiên phải uống từng ngụm nhỏ, sau khi nước thấm vào toàn bộ khoang miệng mới từ từ nuốt xuống, mỗi lần uống khoảng 200ml. Uống nước ấm tốt hơn so với nước lạnh, nước ấm không gây kích ứng, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ.

Mỗi sáng uống một cốc nước ấm giúp giảm sưng đau ở cổ họng, giúp nhu động ruột tốt cho tiêu hóa, cải thiện lưu thông tuần hoàn máu và giúp đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể.

Đối với một số bệnh nhân mắc bệnh thận, cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ để kiểm soát lượng nước uống. Bởi vì bệnh nhân thận uống nước không được bài tiết ra ngoài, sẽ dẫn đến phù nề, cũng dễ làm tăng huyết áp cao. Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bể thận cấp tính, viêm bàng quang,..., uống nhiều nước, đi tiểu nhiều rất có lợi cho sự phục hồi của bệnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Vào mùa hè nắng nóng, việc uống một ly nước đá lạnh sẽ giúp chúng ta giải tỏa được cơn khát, đem về cảm giác mát lạnh dễ chịu. Mang đến lợi ích tức thì thế nhưng việc uống đá lạnh thường xuyên trong mùa nắng nóng sẽ khiến cơ thể chúng ta gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Huyền (T/h) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN