Đánh răng 3 lần/ngày nhưng vẫn hôi miệng, người đàn ông sốc khi biết bị ung thư

Hôi miệng do nhiều yếu tố gây ra, trong đó có cả các căn bệnh nguy hiểm, bạn cần chú ý.

Cách đây 6 tháng, ông Lưu (45 tuổi, ở Trung Quốc) phát hiện mình bị hôi miệng nặng. Dù ông rất chăm chỉ đánh răng 3 lần/ngày, tránh ăn đồ cay, nặng mùi, thử mọi cách vẫn không thuyên giảm tình trạng hôi miệng. Điều này khiến ông rất ngại khi mở miệng nói chuyện với mọi người.

Khi tình trạng hôi miệng trở nên trầm trọng hơn, cơ thể ông Lưu xuất hiện thêm các vấn đề như chán ăn, sụt cân, mệt mỏi, đau bụng trên. Không còn cách nào khác, ông đành tới khoa răng miệng của bệnh viện khám nhưng bác sĩ đề nghị ông đến khoa tiêu hóa để điều trị. 

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Cuối cùng, ông Lưu được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày và bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) nặng.

Nghe chẩn đoán của bác sĩ, ông Lưu muốn ngã quỵ tại chỗ. Ông thắc mắc tại sao chỉ bị hôi miệng và đau bụng lại liên quan tới ung thư dạ dày?

Từ hôi miệng tới ung thư dạ dày: Thủ phạm chính là vi khuẩn Hp

Có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng nhưng chủ yếu vẫn là 2 yếu tố bên trong và bên ngoài.

- Nguyên nhân từ bên ngoài: Rượu, thuốc lá, ăn hành tỏi, thực phẩm có tính kích ứng, thói quen vệ sinh răng miệng kém, dẫn tới hơi thở có mùi tạm thời.

- Nguyên nhân từ bên trong: Bệnh răng miệng hoặc bệnh khác, trong đó nhiễm vi khuẩn HP phổ biến nhất.

Đánh răng 3 lần/ngày nhưng vẫn hôi miệng, người đàn ông sốc khi biết bị ung thư - 2

Vì sao nhiễm khuẩn Hp gây hôi miệng cho người bệnh? 

- Đầu tiên, bản thân vi khuẩn Hp có hoạt tính urease, có thể phân hủy urê trong dạ dày để tạo ra amoniac. Môi trường axit trong dạ dày không có lợi cho việc hấp thụ amoniac, amoniac sẽ thoát ra từ dạ dày thông qua thực quản và  miệng. Amoniac có mùi hôi đặc biệt, khiến bệnh nhân bị hôi miệng.

- Thứ hai, nhiễm vi khuẩn Hp sẽ làm suy giảm chức năng tiêu hóa và hấp thu của đường tiêu hóa. Thức ăn sẽ bị lưu lại trong đường tiêu hóa quá lâu sẽ bị các vi khuẩn phân hủy, đồng thời sẽ sinh ra mùi hôi.

Điều đáng chú ý là mặc dù nhiễm vi khuẩn Hp không nhất thiết dẫn đến ung thư dạ dày, nhưng nó là một trong những “thủ phạm” gây ung thư dạ dày.

Nhiễm vi khuẩn Hp làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, gây tổn thương niêm mạc dạ dày, làm cho vi khuẩn trong dạ dày sinh sôi mạnh hơn, tạo điều kiện hình thành các khối u. 

Vì vậy, nếu phát hiện mình bị nhiễm vi khuẩn Hp thì phải điều trị kịp thời để tránh ung thư dạ dày.

Hôi miệng bất thường không chỉ là vấn đề răng miệng

Thống kê cho thấy 80-90% tình trạng hôi miệng cho các yếu tố bên ngoài gây ra, nhưng chúng ta cũng cần chú ý tới 20% còn lại là do các bệnh khác dưới đây:

1. Bệnh răng miệng

Nếu răng miệng không được vệ sinh đúng cách sẽ dẫn tới các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… Những tình trạng này sẽ có dấu hiệu hôi miệng đặc trưng.

Những bệnh nhân như vậy có thể đến nha sĩ để làm sạch khoang miệng, có thể tiến hành làm sạch cao răng, trám răng…

Đánh răng 3 lần/ngày nhưng vẫn hôi miệng, người đàn ông sốc khi biết bị ung thư - 3

2. Bệnh đường tiêu hóa

Chứng khó tiêu, trào ngược axit do các bệnh về dạ dày cũng có thể gây hôi miệng. Bã thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ trào ngược lên miệng gây hôi miệng.

3. Viêm amidan mãn tính

Trong quá trình viêm amidan mãn tính, vi khuẩn sẽ lên men và phân hủy các tế bào biểu mô bị viêm, bong tróc, các mảnh vỡ chất sừng của amidan tạo ra một lượng lớn các hợp chất chứa lưu huỳnh có mùi hôi đặc trưng.

4. Bệnh tiểu đường

Một số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có chế độ ăn nhiều chất béo trong thời gian dài, chế độ ăn ít chất xơ, dẫn đến hệ vi khuẩn đường ruột hoạt động bất thường, từ đó gây ra hơi thở có mùi.

Để giữ gìn sức khỏe răng miệng cần chú ý điều gì?

Để bảo vệ răng miệng tốt hơn, tránh hôi miệng, bạn cần chú ý một số điều dưới đây:

- Có thói quen vệ sinh răng miệng tốt

Bàn chải đánh rằng được thay mới thường xuyên. Đánh răng 2 lần/ngày sáng và tối, mỗi lần không dưới 2 phút, có thể súc miệng thêm nước muối hoặc nước súc miệng.

Đánh răng 3 lần/ngày nhưng vẫn hôi miệng, người đàn ông sốc khi biết bị ung thư - 4

- Giảm lượng đường, ăn nhiều trái cây và rau quả

Đường rất có hại cho răng, ăn ít đường và nhiều trái cây, rau xanh có thể giúp răng miệng khỏe mạnh hơn.

- Bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu, không nhai trầu

Thuốc lá, rượu, trầu rất dễ gây kích ứng miệng, đặc biệt là ăn trầu. Theo thống kê, nhai trầu là một trong những nguyên nhân gây ung thư miệng.

- Đi khám răng thường xuyên

Kiểm tra răng miệng thường xuyên có thể ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

8 tật xấu bào mòn tuổi thọ từng ngày, bỏ 1 điều sống thọ thêm 1 năm

Những thói quen xấu là nguyên nhân chính dẫn tới nhiều căn bệnh xuất hiện, từ đó khiến cho tuổi thọ của nhiều người giảm đi đáng kể.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN