Đã có 20 người tử vong, hơn 53.489 ca mắc sốt xuất huyết

Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến hết 10 tháng của năm 2021, cả nước đã ghi nhận 53.489 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 20 trường hợp tử vong.

Bộ Y tế cảnh báo, đang là thời điểm mùa dịch sốt xuất huyết, số ca mắc hằng tuần có xu hướng gia tăng. Riêng trong 1 tháng (tính từ ngày 19/9 đến 18/10), cả nước đã ghi nhận 6.063 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 4 trường hợp tử vong.

Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại bệnh viện. (Ảnh minh họa).

Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại bệnh viện. (Ảnh minh họa).

Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến hết 10 tháng của năm 2021, cả nước đã ghi nhận 53.489 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 20 trường hợp tử vong.

Cùng với sốt xuất huyết, theo báo cáo của Bộ Y tế, trong 10 tháng của năm 2021, cả nước đã ghi nhận 37.915 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 11 trường hợp tử vong; 471 trường hợp mắc bệnh viêm màng não do vi rút (7 trường hợp tử vong); 14 trường hợp mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu (2 trường hợp tử vong) và 418 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 39 trường hợp dương tính với sởi.

Để phòng, chống dịch, không để dịch bùng phát, lan rộng, hạn chế tối đa số mắc và tử vong, Cục Y tế dự phòng đề nghị sở y tế các địa phương giám sát chặt chẽ tình hình bệnh nhân trên địa bàn. Cụ thể là nắm chắc các ổ dịch sốt xuất huyết hiện có và mới phát sinh, tổ chức phun hóa chất xử lý triệt để ngay khi phát hiện các ổ dịch, không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 có nguy cơ lan rộng thì các triệu chứng của sốt xuất huyết cần hết sức lưu ý vì có một số triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với COVID-19 như: sốt, đau mỏi cơ. Do đó, nhân viên y tế cần khai thác yếu tố dịch tễ rất cẩn thận và kỹ càng, đồng thời yêu cầu làm xét nghiệm khẳng định, tránh bỏ sót hoặc nhầm lẫn, gây ra các hậu quả đáng tiếc.

Các chuyên gia khuyến cáo: Triệu chứng của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục, kéo dài 5-7 ngày, kèm theo đau đầu, đau người, có thể nổi hạch, phát ban, trên người nổi da xung huyết đỏ, mắt đỏ xung huyết, các trường hợp nặng có dấu hiệu cảnh báo xuất hiện ngày thứ 4, 5 như cảnh đau bụng vùng gan, buồn nôn, tiểu ít, chân tay lạnh, có thể xuất huyết chảy máu dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Ở nữ giới có thể có hiện tượng rong kinh, rong huyết, nặng hơn có biểu hiện xuất huyết nội tạng như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, tổn thương gan, rối loạn đông máu... Khi có một trong những biểu hiện trên, người dân nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị, tuyệt đối không được tự ý theo dõi và truyền dịch tại nhà.

Để phòng các bệnh nêu trên, Bộ Y tế khuyến cáo, với những bệnh có vắc xin thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm vắc-xin đầy đủ. Ngoài ra, các bậc phụ huynh tăng cường vệ sinh môi trường sống, nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối, giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng...

Nguồn: [Link nguồn]

Sốt xuất huyết bùng phát, sai lầm khiến bệnh diễn biến nguy hiểm

Sốt xuất huyết đã bước vào mùa cao điểm khi số lượng bệnh nhân nhiễm bệnh đang có xu hướng gia tăng. Đáng lưu ý,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Dịch sốt xuất huyết Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN