Cơ thể dễ nhiễm giun sán từ những món ăn quen thuộc

Người xưa có câu: “Bệnh từ miệng mà vào”. Thật vậy, hầu hết các bệnh tật của con người đều do chế độ ăn uống kém vệ sinh gây ra.

Trong những năm gần đây, người ta thích ăn nướng hoặc hải sản sống khi tổ chức tiệc. Tuy nhiên, những món ăn này có thể là mục tiêu của các loại ký sinh trùng, gây nôn mửa, tiêu chảy và dị ứng, thậm chí có thể khiến nguy hiểm cho tính mạng.

Cơ thể dễ nhiễm giun sán từ những món ăn quen thuộc - 1

Những ký sinh trùng nào có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn và nó xuất hiện ở đâu?

1. Paragonimus

Paragonimus ký sinh ở phổi, và cũng có thể di chuyển đến ruột, não hoặc tủy sống, gây ra viêm phổi, viêm màng não. Uống nước trực tiếp bị ô nhiễm bởi trứng côn trùng, ăn cua, tôm càng chưa được vệ sinh sạch sẽ,… sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Đã có trường hợp một cậu bé 11 tuổi bị tích nước nghiêm trọng và biến dạng ở cả hai phổi do uống nước lã trong thời gian dài. Vì vậy, phải đun sôi nước trước khi uống, tuyệt đối không được uống nước lã.

Cơ thể dễ nhiễm giun sán từ những món ăn quen thuộc - 2

2. Giun ký sinh

Giun ký sinh xâm nhập vào cơ thể qua đường niệu đạo hoặc đường tiêu hóa, ký sinh ở bàng quang, dễ gây tiểu máu, tiểu nhiều lần, đau thắt lưng. Loại giun này thường ký sinh ở những con vật sống trong nước. Cố gắng không uống nước thô hoặc bơi lội nơi hoang dã trong cuộc sống hằng ngày để tránh nhiễm trùng.

3. Sán lá gan

Sán lá gan chủ yếu tập trung ở gan, gây khó chịu ở đường tiêu hóa, yếu tay chân cũng như đau vùng gan và sốt.

Đã có trường hợp, một người đàn ông khi mổ gan phát hiện gan chứa nhiều sán lá gan, liên quan đến việc ăn cá sống. Sau đó, bác sĩ phải sử dụng một ống thông đặc biệt để hút sán lá gan ra.

Cơ thể dễ nhiễm giun sán từ những món ăn quen thuộc - 3

4. Sán lá gan lớn

Sán lá gan lớn ký sinh ở não, mắt, cơ và các mô dưới da, dễ gây rối loạn tâm thần, u não và xuất hiện nốt nang, có thể xâm nhập trong cơ thể người đến 10 năm.

Một người đàn ông ở Trạm Giang, Quảng Đông (Trung Quốc) bị tê tay chân, mờ mắt và chóng mặt suốt 16 năm, thậm chí thỉnh thoảng bất tỉnh. Sau đó, ông đến bệnh viện khám thì phát hiện bị ký sinh trùng trên chân và não của mình. Điều này liên quan đến việc ông đã ăn thịt sống trong nhiều năm.

Thịt lợn phải được nấu chín, sau đó giữ ở nhiệt độ 54 độ C trong 5 phút để tiêu diệt hoàn toàn cầu trùng. Khi nấu thịt lợn, bạn có thể dùng đũa chọc vào miếng thịt, nếu không có máu tràn ra ngoài nghĩa là thịt là chín.

Cơ thể dễ nhiễm giun sán từ những món ăn quen thuộc - 4

5. Muỗi

Khi muỗi đốt người có thể tiết ra nước bọt, điều này khiến chúng dễ truyền vi rút, vi khuẩn gây sốt rét, sốt vàng da, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, đặc biệt là muỗi vằn.

Muỗi sống ở những nơi có nước đọng, vì vậy hãy thường xuyên dọn sạch chỗ đọng nước tại nhà, thay nước 1 lần/tuần cho cây thủy sinh. Sau khi bị muỗi đốt, nếu bạn bị sốt cao, đau cơ và khớp, đau đầu và phát ban, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức.

6. Mạt bụi

Mạt bụi thường chứa chất gây dị ứng, chỉ cần tiếp xúc với chúng thì dễ gây viêm mũi, viêm da và hen suyễn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi ga trải giường và mền không được thay đổi trong 3 tháng, thì có ít nhất hàng triệu con mạt trên chúng. Nếu muốn diệt chúng, bạn có thể cho chăn vào túi ni lông đen kín gió rồi đem phơi nắng, nếu có điều kiện thì có thể sử dụng dụng cụ diệt mạt.

Cơ thể dễ nhiễm giun sán từ những món ăn quen thuộc - 5

Ngoài ra, còn có một loại Demodex có khả năng gây dị ứng tương đối thấp, sau khi nhiễm bệnh chỉ cảm thấy hơi ngứa. Triệu chứng khi nhiễm demodex là trên mặt xuất hiện các vết đỏ da và ngứa.

Ngoài loại rận trên, còn có một loại rận mu, chủ yếu tập trung ở vùng lông tầng sinh môn, dễ gây ngứa ngáy, thậm chí nổi mẩn đỏ, sẩn và đóng vảy máu. Loại rận này do quần lót, ga trải giường không sạch gây lây lan hoặc do quan hệ tình dục không sạch sẽ.

Để tránh các loại giun, sán, nên chú ý vệ sinh trong sinh hoạt, không uống nước thô, ăn thực phẩm sống. Bộ khăn trải giường và mền nên được thay ít nhất 2 tuần một lần, và nên phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời sau khi giặt.

Nguồn: [Link nguồn]

Thực phẩm nên tránh hoặc hạn chế nếu bạn có thận xấu

Nếu bạn bị bệnh thận, giảm lượng kali, phốt pho và natri có thể là một khía cạnh quan trọng của việc kiểm soát bệnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thùy Trang (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN