Cẩn trọng với mùa cúm mới

Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã chính thức tuyên bố kết thúc đại dịch cúm lợn. Tuy nhiên không được phép mất cảnh giác. Đã rình rập kẻ thù khác nguy hiểm hơn – cúm theo mùa.

Vì lý do biến chứng cúm Thu-Đông, mỗi năm thế giới bị cướp mất từ 250 đến 500 ngàn sinh mạng và vài ba triệu người khác bị suy giảm sức khỏe trầm trọng.

1- Cảm lạnh hay cúm?

Đó là câu hỏi ngàn năm: phân biệt bằng cách nào? Cả hai bệnh lây nhiễm đều do virus gây ra và có nhiều triệu chứng gióng nhau. Trong số đó có: hắt hơi, xổ mũi, đau họng, đau cơ và đau khớp (mức độ vừa phải), sốt. Tuy nhiên chúng xuất hiện với cường độ khác nhau và ở giai đoạn đầu, khi bệnh mới tiến triển, thỉnh thoảng khó xác định, nó là bệnh gì.

Mặc dù vậy, nếu tinh ý vẫn có thể phân biệt. Cúm bao giờ cũng tấn công bất chợt – đang cảm thấy bình thường, sau đó chỉ trong vòng vài chục phút đã cảm thấy hai cẳng chân nhức nhối. Mất hết nhuệ khí. Chúng ta chỉ ao ước được lên giường nằm.

Thân nhiệt tăng nhanh là chứng cứ tiếp theo khẳng định, cúm đã tấn công. Đi liền với nó là cảm giác thân thể rã rời, kể cả tình trạng đau nhờ cơ bắp và khớp xương. Sau đó có thể, song không bắt buộc, là sự xuất hiện những triệu chứng khó chịu khác như: xổ mũi, đau họng và ho khan. Với cúm nặng, thỉnh thoảng còn kèm cả hiện tượng đau mắt, chảy nước mắt.

Cẩn trọng với mùa cúm mới - 1

Tình trạng người sốt thường kéo dài trong 4-5 ngày.

Cảm lạnh, trái lại đánh phá chúng ta từ từ. Thường có cảm giác người gây gây lạnh, hơi ngứa họng và ngứa bên trong mũi. Có cảm giác nặng đầu, thỉnh thoảng hắt xì hơi. Xuất hiện trạng thái gây sốt, song thân nhiệt chỉ quanh quẩn quanh mốc 38 độ C và hiếm khi vượt giới hạn này.

Đa số các trường hợp cảm lạnh không bị run rẩy, không bị sốt cao hay những triệu chứng nghiêm trọng như cmả cúm. Tùy thuộc vào khả năng đề kháng của cơ thể, cảm lạnh chỉ tấn công thành phần hoặc cả hệ hộ hấp nạn nhân.

2- Cách khắc phục

Với cảm lạnh, Tây y không có thuốc đặc trị. Đông ý có thể uống trà gừng, đánh gió….

Trong đa số các trường hợp, cúm kéo dài khoảng một tuần, cho dù tình trạng cơ thể suy nhược và mệt mỏi có thể tiếp diễn thậm chí đến vài ba tuần. Với cảm lạnh, cơ thể phục hồi sức khỏe nhanh hơn, thường không có biến chứng phức tạp. Tuy nhiên thỉnh thoảng cũng để lại di chứng. Hay gặp nhất là viêm xoang, viêm tai giữa và viêm họng, viêm phế quản.

Có thể trị được cúm. Sử dụng cho mục đích này là các loại tân dược chống virus (thường rút ngắn thời gian ốm 1-2 ngày). Điều kiện: cần phải uống thuốc trong vòng 48 tiếng, kể từ thời điểm xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.

Cúm có thể dẫn đến những biến chứng rất nghiêm trọng. Hay gặp nhất là: viêm phổi hoặc phế quản, viêm tai giữa hoặc viêm xoang. Hiếm khi, song có thể viêm cơ tim và viêm màng não.

Đối tượng bị đe dọa đặc biệt là người cao tuổi và những đối tượng bị các bệnh mãn tính thuộc hệ tim-mạch, hệ hô hấp và tiểu đường.

4- Vài điều nên biết

Nếu bạn còn trẻ và khỏe mạnh, cúm ít nguy hiểm. Tuy nhiên đối với trẻ em, đối tượng trên tuổi 65 và những nạn nhân các bệnh mãn tính, cúm có thể dẫn đến thậm chí tử vong. Lý do là hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh (với trẻ em) hoặc hệ miễn dịch bị suy nhược cả vì lý do tuổi tác cũng như suy yếu vì nhiều năm chống đỡ bệnh mãn tính. Viêm phổi là biến chứng nghiêm trọng nhất sau cúm.

Các chuyên gia cảnh báo, nguy cơ tử vong vì lý do cúm và biến chứng sau cúm ở nạn nhân các bệnh tim-mạch, các bệnh mãn tính cao gấp 5 lần so với những người còn lại.

5- Vaccine phát huy tác dụng

Cho đến nay vẫn chưa có vaccine phòng chống virus cảm lạnh, song từ lâu đã có vaccine phòng chống cúm. Có điều, sản phẩm mỗi năm một khác (cần chuẩn bị vaccine thích hợp với dạng virus cụ thể).

Đến nay vaccine được đưa vào cơ thể theo nhièu cách. Trực tiếp qua niêm mạc mũi; hoặc gián tiếp qua mũi tiêm: tiêm vào bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm vào da. Sự khác biệt cơ bản dựa trên độ sâu mũi tiêm.

Mũi tiêm vào da cung cấp hợp chất chứa kháng nguyên cúm (những mảnh virus với nhiệm vụ kích thích hệ đề kháng của cơ thể sản xuất những khấng nguyên thích hợp). Phương này tận dụng những đặc tính miễn dịch hiếm có của làn da.

Vaccine phòng chống cúm là vũ khí hữu hiệu nhất, mà nền y học hiện có. Tuy nhiên ngay cả vaccine cũng không mang lại sự đảm bảo ngừa bệnh 100%. Với người lớn khỏe mạnh, hiệu quả là 70-90%. Với người già và trẻ em, tính hiệu quả thấp hơn và chỉ ở mức xấp xỉ 60%.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vĩnh Hà (Tiền Phong/Tri Thức Trẻ)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN