Căn bệnh khiến trẻ biến dạng cơ thể hay gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên cha mẹ nên chú ý

Sự kiện: Sống khỏe

Tư thế như ngồi học không đúng, mang vác quá nặng, còi xương… là một trong những căn nguyên khiến cơ thể của trẻ dễ bị biến dạng, khó khăn phục hồi khi không được phát hiện, điều trị sớm. Điều đáng nói, rất nhiều cha mẹ lại ít chú ý đến bệnh lý này.

Gù vẹo cột sống là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Theo các bác sĩ bệnh viện Việt Đức, số trẻ em bị bệnh gù vẹo cột sống từ 0,5 đến 1 % dân số. Nguyên nhân chính dẫn tới bệnh vẹo cột sống trẻ em gồm 3 nguyên nhân chính là: Tự phát, không có nguyên nhân rõ ràng, thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì. Nhóm nguyên nhân thứ hai do trẻ mắc các dị tật bẩm sinh của cột sống như tật nửa thân đốt sống, dính đốt sống… gây nên vẹo cột sống. Và một nhóm nguyên nhân thứ 3 gặp rất nhiều là từ tư thế như ngồi học không đúng, mang vác quá nặng, hoặc kích thước bàn ghế học không phù hợp với lứa tuổi, do bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, chấn thương do tai nạn...

Căn bệnh khiến trẻ biến dạng cơ thể này cũng hay gặp ở tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ hầu như không để ý đến bệnh lý này. Bệnh gù cột sống có thể do tự phát, viêm cột sống dính khớp hoặc cũng do trẻ ngồi học sai tư thế gây nên gù cột sống.

Các bác sĩ đang can thiệp cho một trường hợp xử lý gù vẹo cột sống. Ảnh BVVD

Các bác sĩ đang can thiệp cho một trường hợp xử lý gù vẹo cột sống. Ảnh BVVD

PGS.TS Đinh Ngọc Sơn – Trưởng khoa Phẫu thuật Cột sống (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) cho biết, bệnh lý gù vẹo cột sống phát hiện sớm, điều trị kịp thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần ngăn chặn và giảm thiểu những biến chứng trầm trọng nêu trên.

Nếu không chữa trị kịp thời đặc biệt với bệnh gù vẹo cột sống khởi phát sớm trước 10 tuổi, về lâu dài sẽ gây biến dạng nặng cột sống và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các cơ quan nội tạng khác như phổi, lồng ngực, gây ra thiểu sản lồng ngực, phế nang, gây suy hô hấp. Từ đó, bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nhẹ hơn, bệnh cũng gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ khiến cho người bệnh tự ti, ảnh hưởng đến phát triển tâm sinh lý của trẻ.

"Một thách thức là vẹo cột sống ở trẻ nhỏ thì việc phẫu thuật lại vô cùng khó khăn do đặc điểm giải phẫu sinh lý của trẻ là cột sống còn đang tiếp tục phát triển" – BS Ngọc Sơn cho hay.

Hiện nay để điều trị bệnh lý gù vẹo cột sống cũng đã nhiều biện pháp can thiệp rất hiệu quả. Một trong những kĩ thuật mới được thực hiện là sử dụng nẹp tăng trưởng để điều trị cong vẹo cột sống ở trẻ. Kỹ thuật này sẽ áp dụng ở những bệnh nhi còn rất nhỏ tuổi, khởi phát sớm (3- 10 tuổi) nhằm mục đích để kiểm soát đường cong vẹo của trẻ nhưng vẫn giúp cho cột sống của trẻ phát triển và điều hòa, cải thiện chức năng hệ cơ quan khác như lồng ngực, phổi, tiêu hóa.

Bởi vậy, để tránh những biến chứng không đáng có từ căn bệnh này, người thân, cha mẹ khi thấy những thay đổi bất thường trong hình dáng, cột sống của trẻ cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở chuyên khoa để khám và điều tri kịp thời.

Nếu phát hiện sớm đôi khi trẻ chỉ cần điều trị bảo tồn như thay đổi tư thế ngồi học, tích cực tập vận động, đu xà, tích cực chơi thể thao, mặc áo nẹp chỉnh hình…Hơn nữa, với việc điều trị kịp thời cũng giúp ngăn chặn vẹo tiến triển nặng hơn, ngăn chặn được những ca phẫu thuật không đáng có. Chất lượng cuộc sống của trẻ thay đổi tốt hơn mà không phải chịu đau đớn hay tự ti mất thẩm mĩ.

Được biết, trong ngày 22/8 tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sẽ tổ chức chương trình khám và tư vấn miễn phí bệnh lý gù vẹo cột sống cùng các chuyên gia hàng đầu. Mọi người có tham gia để phát hiện sớm bệnh lý cho con.

Nguồn: [Link nguồn]

WHO khuyến cáo 5 điều bạn nên làm cho trẻ em mùa dịch Covid-19

Trẻ nhỏ không phải đối tượng nguy cơ cao trong bệnh Covid-19 nhưng những thay đổi trong cuộc sống có thể tác động mạnh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo P.Thuận ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN