Căn bệnh biến con người thành “kỳ lân” khoa học không thể giải thích

Đang yên ổn, bỗng một thứ gì đó quái dị trông như chiếc sừng của loài kỳ lân trong truyền thuyết mọc ra từ cơ thể. Mặc dù có nhiều giả thuyết nhưng cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể có một lời giải thích chính xác cho hiện tượng này ở con người.

Căn bệnh biến con người thành “kỳ lân” khoa học không thể giải thích - 1

Bỗng nhiên mọc “sừng”

Từ năm 2007, cụ bà Lương Tú Trân, 87 tuổi, sống ở làng Quý Yên, thành phố Tư Dương, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) bỗng nhiên ở đầu mọc lên một cái "sừng" quái lạ ở đầu. Nó giống như chiếc sừng kỳ lân, dài khoảng 13 cm.

Theo lời kể của con trai bà, ban đầu, một thứ gì đó giống như nốt ruồi đen không biết vì sao lại xuất hiện, nổi lên trên đầu bà cụ. “Mẹ tôi hay nói nốt ruồi lớn nhanh và làm bà ngứa ngáy. Tôi tìm cách trị ngứa cho bà bằng các loại thuốc cổ truyền của Trung Quốc”, người đàn ông cho biết.

Thế rồi, nốt ruồi nhỏ bắt đầu phát triển lớn hơn thành “sừng” và to bằng ngón tay út. Qua 8 năm, nốt ruồi ngày nào phát triển rất lớn, dài và cứng khiến bà cụ đau đớn.

Căn bệnh biến con người thành “kỳ lân” khoa học không thể giải thích - 2

Trong lịch sử y học cho đến nay từng ghi nhận rất nhiều trường hợp người mọc sừng vô cùng kỳ lạ như vậy.

Trường hợp mọc sừng lâu đời được ghi nhận là bà Mary Davis, sống ở Saughall, Cheshire, Anh vào thế kỉ 17, sở hữu đến 4 chiếc sừng. Một trong những chiếc sừng của bà Mary hiện nay vẫn được trưng bày tại Bảo tàng Công nghệ Jurassic ở thành phố Culver, California, Mỹ.

Một trong trường hợp khác là người có chiếc sừng dài nhất chính là một phụ nữ ở Paris vào thế kỷ thứ 19, Madame Dimanche. Theo tài liệu ghi nhận, chiếc sừng bắt đầu xuất hiện ngay giữa trán bà Dimanche khi bà được 76 tuổi và liên tục mọc dài ra. Đến thời điểm bà phẫu thuật loại bỏ chiếc sừng, nó đã đạt đến chiều dài 25 cm.

Theo các chuyên gia, những chiếc sừng này trông có vẻ rất cứng nhưng thực chất chúng được cấu tạo từ keratin cũng giống như tóc hay móng tay vậy nên chúng được các nhà khoa học gọi là hiện tượng sừng da (cutaneous horn).

Hiện tượng khó giải thích

Căn bệnh biến con người thành “kỳ lân” khoa học không thể giải thích - 3

Mặc dù có nhiều giả thuyết từng được các nhà khoa học đưa ra, tuy nhiên cho đến nay, họ vẫn chưa thể có một lời giải thích chính xác cho hiện tượng mọc sừng kỳ quái ở con người.

Bệnh sừng da là một dạng khối u trên da, chúng xuất hiện khi lượng keratin tích tụ quá mức và sau đó hình thành nên chiếc sừng trồi ra ngoài lớp da. Không giống như những khối u khác, loại u sừng da có hình dạng vô cùng đặc trưng, giống hệt sừng của các loài động vật và vì vậy mới hình thành nên tên gọi riêng của loại bệnh này.

Sừng da thường phát triển trên các bộ phận thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều nhất như mặt, tai, lưng và bàn tay. Theo các nhà nghiên cứu, có thể bức xạ đã kích thích các điều kiện phù hợp để sừng da mọc lên.

Dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ song sừng da vẫn là nỗi ám ảnh đối với nhiều người vì độ “khó coi” của nó.

Người ta cũng cho rằng virus HPV gây u nhú cũng có thể liên quan vì có một dạng của loại virus này ở người gây ra những khối u dày sừng, sần sùi như vỏ cây xuất hiện trên bàn tay bàn chân, cũng tương tự như căn bệnh sừng da.

Có khoảng 20% trường hợp sừng da có thể là dấu hiệu báo động các tình trạng về da tiềm ẩn nguy hiểm, chẳng hạn như ung thư biểu mô tế bào. Tuy nhiên hầu hết chúng đều không nguy hiểm ngoại trừ vấn đề khó coi. Ngày nay với y học tiến bộ, sừng da đã không còn là nỗi ám ảnh của mọi người mà hoàn toàn có thể loại bỏ qua một cuộc tiểu phẫu.

Hậu quả nặng nề của căn bệnh 90% người không biết mình mắc

Theo số liệu thống kê của ngành y tế, Việt Nam hiện có khoảng 1 triệu người nhiễm virus viêm gan C. Virus viêm gan như một...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huyền Anh (Theo Allthatsinteresting) ([Tên nguồn])
Những căn bệnh bí ẩn trong lịch sử y học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN