Biến chứng đông máu bí ẩn đang giết chết bệnh nhân COVID-19

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Trong rất nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm COVID-19, các cục máu đông hình thành đột ngột, khiến họ tử vong rất nhanh.

Craig Coopersmith, một bác sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Emory ở Atlanta, Mỹ cho biết, có gần 40% bệnh nhân nhiễm COVID-19 mà ông từng tiếp nhận có vấn đề về máu. Mặc dù đã được dùng thuốc chống đông máu, nhưng các cục máu đông vẫn hình thành ở những bệnh nhân này.

Ban đầu, COVID-19 dường như chỉ là một loại virus hô hấp thông thường, mặc dù nó rất dễ lây lan và gây chết người nếu không được điều trị. Tuy nhiên, sau đó loại virus này không chỉ nhanh chóng tấn công phổi mà còn ở thận, tim, gan, ruột, não. Tính tới thời điểm hiện nay, các bác sĩ đã báo cáo nhiều trường hợp kỳ lạ và đáng lo ngại khi các biến thể COVID-19 thay đổi nhanh chóng.

Các trường hợp kỳ lạ phải kể đến như bệnh nhân có nồng độ oxy thấp đến mức đáng kinh ngạc, có thể gây bất tỉnh nhưng họ vẫn nói chuyện bình thường, hay như phụ nữ mang thai không có triệu chứng đột ngột ngừng tim. Những bệnh nhân có dấu hiệu bệnh nhẹ, tiến triển bệnh nhanh trong vài phút và tử vong tại nhà. Họ không có đặc điểm chung về tuổi tác hay bệnh mãn tính. Một số nhà khoa học đưa ra giả thiết rằng, ít nhất trong số những bất thường này có thể được giải thích bởi những thay đổi nghiêm trọng trong máu của bệnh nhân.

Biến chứng đông máu bí ẩn đang giết chết bệnh nhân COVID-19 - 1

Một số nhóm bác sĩ đã đưa ra khả năng gây tranh cãi trong việc tiêm thuốc làm loãng máu dự phòng cho tất cả mọi người có COVID-19, tránh hình thành các cục máu đông đột ngột.

Một trường hợp điển hình phải kể đến là Broadway Nick Cordero (41 tuổi), nam diễn viên người Mỹ đã phải cắt cụt chân phải sau khi nhiễm Covid-19, do các cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu dẫn đến chân.

Lewis Kaplan, một bác sĩ Đại học Pennsylvania và là người đứng đầu Hiệp hội Y học Chăm sóc sức khở cho biết: “Hằng năm, các bác sĩ điều trị cho những người bị biến chứng đông máu, từ những người bị ung thư đến những nạn nhân bị chấn thương nặng và họ không đông máu như thế này. Chúng tôi không hiểu tại sao lại có các cục máu đông xuất hiện như thế này ở bệnh nhân nhiễm COVID-19”.

Cục máu đông len lỏi trong cơ thể bệnh nhân nhiễm COVID-19

Dấu hiệu các cục máu đông xuất hiện ở bệnh nhân nhiễm COVID-19 là chảy máu ở chân, sưng tấy. Ngay cả những bệnh nhân dùng thuốc làm loãng máu trong ICU cũng phát triển cục máu đông. Tiếp theo là sự tắc nghẽn của các máy lọc máu, nơi lọc các tạp chất trong máu khi thận bị suy và bị kẹt nhiều lần trong ngày.

Khi khám nghiệm tử thi, phổi của một số bệnh nhân nhiễm COVID-19 có chứa nhiều cục máu đông kích thước lớn, nó có thể vỡ ra và di chuyển đến tim hoặc não, gây ra đột quỵ và đau tim.

Một cuộc họp khẩn diễn ra giữa các trường đại học Y lớn như Yale, Pennsylvania. Mặc dù không có sự đồng thuận về việc tại sao điều này lại xảy ra, nhưng nhiều người tin rằng, các cục máu đông có thể là nguyên nhân gây ra một phần đáng kể các trường hợp tử vong ở Mỹ do COVID-19. Điều này có thể giải thích tại sao rất nhiều người tử vong tại nhà ở các quốc gia khác

Cục máu đông - nguyên nhân tử vong hàng đầu

Hệ thống tim mạch của cơ thể thường được mô tả như một mạng lưới các đường một chiều kết nối tim với các cơ quan khác. Máu là hệ thống vận chuyển, chịu trách nhiệm di chuyển các chất dinh dưỡng đến các tế bào và chất thải ra khỏi chúng. Khi bị cảm lạnh thông thường, hoặc có vết cắt trên ngón tay, cơ thể có thể tự chữa lành, nhưng khi có một tổn thương lớn, máu bị tác động thái quá, dẫn tới sự mất cân bằng, gây ra các cục máu đông hoặc chảy máu, đôi khi cả hai.

Biến chứng đông máu bí ẩn đang giết chết bệnh nhân COVID-19 - 2

Harlan Krumholz, một chuyên gia tim mạch tại Bệnh viện Yale-New Haven cho biết, không ai biết liệu các biến chứng về máu là kết quả của sự tấn công trực tiếp vào mạch máu, hay phản ứng viêm tăng động của hệ thống miễn dịch của bệnh nhân.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí The American College of Cardiology cho thấy rằng, một số lượng lớn bệnh nhân COVID-19 nhập viện có kết quả xét nghiệm liên quan tới các cục máu đông.

Và một nghiên cứu của Hà Lan được công bố ngày 10 tháng 4 năm 2020, đăng trên tạp chí Thrombosis Research cung cấp thêm bằng chứng về vấn đề này, 38% trong số 184 bệnh nhân Covid-19 trong phòng chăm sóc đặc biệt có máu đông bất thường

Một số nhà nghiên cứu bác sĩ cho biết mối quan hệ giữa COVID-19, đông máu và phụ nữ mang thai cần đặc biệt quan tâm. Phụ nữ trong thời kỳ sinh nở có thể gặp các biến chứng đông máu và chảy máu, do sự liên quan của nhau thai.

Nguồn: [Link nguồn]

SARS-CoV-2 biến thể mới từ Nam Phi lây ”mạnh hơn, nhanh hơn, nặng hơn” biến thể từ Anh

Theo chuyên gia, biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có độc tính mạnh hơn biến thể mới ở Anh, lây lan nhanh hơn và còn có thể...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Washingtonpost) ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN