Bác sĩ Bệnh viện K tư vấn cách phòng ung thư dạ dày hiệu quả

Mọi người nên hạn chế ăn đồ ăn mặn vì chúng chứa nhiều nitrit và amin thứ cấp khi vào dạ dày sẽ kết hợp thành chất độc nguy cơ gây ung thư.

Theo bác sĩ Hà Hải Nam, Phó Trưởng khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K, ung thư dạ dày thường gặp ở người trên 50 tuổi, tuy nhiên đang có xu hướng trẻ hóa, gặp cả ở những bệnh nhân 40 tuổi.

Tại Bệnh viện K, trung bình mỗi tháng ghi nhận khoảng 200 người bệnh ung thư dạ dày vào viện, trong đó không ít trường hợp dưới 40 tuổi, thậm chí có bệnh nhân ngoài 20 tuổi đã mắc bệnh. Một số người bệnh được phát hiện và điều trị sớm nên tỷ lệ khỏi bệnh cao.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn, nhiều trường hợp mắc ung thư dạ dày ở độ tuổi còn trẻ nhưng lại phát hiện bệnh muộn.

Thạc sỹ, Bác sỹ Hà Hải Nam cho biết, ung thư dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa và phát hiện sớm. Do đó, người dân nên làm theo các cách sau: 

- Duy trì chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý, ăn các thức ăn chứa nhiều vitamin A, B, E. Mọi người nên hạn chế ăn đồ ăn mặn vì chúng chứa nhiều nitrit và amin thứ cấp khi vào dạ dày sẽ kết hợp thành chất độc nguy cơ gây ung thư.

- Hạn chế ăn đồ hun khói, nướng, chiên: Qua chế biến các thức ăn này chứa rất nhiều chất độc gây ung thư.

- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích: Sử dụng những chất này sẽ gây ra nhiều bệnh ung thư không chỉ riêng ung thư dạ dày.

- Có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, điều độ.

Đặc biệt, quan trọng nhất là tầm soát ung thư dạ dày để bảo vệ sức khỏe của mình, nếu được phát hiện sớm căn bệnh này hoàn toàn có thể kiểm soát tốt, chất lượng điều trị hiệu quả rất cao.

Ngoài ra, bác sỹ Hà Hải Nam cũng khuyến cáo, người dân nên đi thăm khám sớm khi có dấu hiệu bất thường kể trên, đồng thời thiết lập thói quen khám định kỳ 6 tháng/lần để có thể phát hiện được bệnh giai đoạn sớm, nâng cao hiệu quả điều trị.

Việc phát hiện sàng lọc sớm ung thư dạ dày hiện nay thì phương pháp hữu hiệu nhất vẫn là phương pháp nội soi dạ dày bằng ống mềm cho phép đánh giá toàn bộ niêm mạc trọng dạ dày, và nếu có tổn thương chúng ta có thể sinh thiết để chẩn đoán sớm ung thư dạ dày.

Ngoài nội soi, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân chụp CT.  Bác sĩ chủ yếu dựa vào các hình ảnh để đánh giá tình trạng thương tổn của dạ dày, sự xâm lấn của khối u đến các bộ phận xung quanh. Hơn nữa qua đó có thể đánh giá tình hình của bệnh nếu ung thư bắt đầu di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể như: gan, hạch, ổ bụng, ổ phúc mạc…  

Bên cạnh đó, các bác sỹ cũng có thể sử dụng chọc sinh thiết để xác định ung thư dạ dày. Phương pháp này có thể được tiến hành ngay khi nội soi ở nơi có tổn thương tại niêm mạc dạ dày, sau đó tiến hành giải phẫu bệnh. Sinh thiết là thủ tục cần để chẩn đoán tế bào khối u có phải là ung thư hay không.

Nguồn: [Link nguồn]

Bệnh lý ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng nếu muốn phòng ngừa thì phải hiểu các yếu tố, nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo TUẤN ANH ([Tên nguồn])
Ung thư dạ dày Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN