Ăn nem ở quán bia, người đàn ông nhập viện vì nhiễm liên cầu lợn

Sự kiện: Liên cầu lợn
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Cách ngày vào viện một ngày, bệnh nhân có xuất hiện sốt, kèm theo đau lưng, nóng rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua nhiều.

Theo Sở Y tế tỉnh Yên Bái, cuối tháng 5 vừa qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái tiếp nhận một bệnh nhân nam 30 tuổi (ở TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái) nhập viện với biểu hiện sốt không rõ nguyên nhân.

Theo bệnh nhân kể lại, cách ngày vào viện một ngày, bệnh nhân có xuất hiện sốt, kèm theo đau lưng, nóng rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua nhiều. Bệnh nhân xin vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái khám và điều trị.

Tại Bệnh viện, qua khám và làm một số các xét nghiệm như chọc dịch não tủy nuôi cấy vi khuẩn và định danh hệ thống tự động, cho kết quả dương tính với liên cầu lợn (Streptococcus suis).

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Qua khai thác bệnh sử, cách thời điểm nhập viện 3 ngày, người bệnh có ăn nem chua, nem nắm mua tại quán bia.

Người bệnh được điều trị và chăm sóc tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái.

Sau khi nhận được thông tin từ bệnh viện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Yên Bái đã cử cán bộ phối hợp điều tra, giám sát, báo cáo theo quy định.

Đồng thời CDC Yên Bái đề nghị Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái chỉ đạo trạm y tế xã, phường giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh liên cầu lợn trên địa bàn, đến ngay cơ sở y tế khám và điều trị, đồng thời thực hiện điều tra xác minh ca bệnh theo mẫu, báo cáo nhanh trường hợp mắc bệnh theo quy định.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái khuyến cáo người dân không giết mổ hay tiêu thụ lợn (heo) mắc bệnh. Không ăn thịt hoặc phủ tạng chưa nấu kỹ; không ăn tiết canh và các loại thịt, sản phẩm tái, sống được chế biến từ lợn không đảm bảo an toàn thực phẩm. Người tiêu dùng chỉ nên mua thịt lợn đã được cơ quan thú y kiểm dịch.

Sử dụng các phương tiện phòng hộ như găng tay, ủng, kính bảo vệ mắt; rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc, giết mổ, chế biến thịt lợn, đặc biệt khi phải xử lý lợn mắc bệnh hoặc lợn chết.

Ai dễ bị nhiễm trùng liên cầu lợn?

Theo Bộ Y tế, có 3 nhóm đối tượng dễ bị nhiễm trùng liên cầu khuẩn lợn gồm:

- Những người tham gia giết mổ heo, chế biến thịt heo ốm, chết.

- Thứ hai là người làm việc ở các lò giết mổ lợn tập trung.

- Thứ ba là những người ăn tiết canh và các sản phẩm từ heo không được chế biến kỹ.

Biểu hiện bệnh nhiễm trùng liên cầu lợn

Thời gian ủ bệnh ngắn từ vài giờ cho đến 2-3 ngày, tuy nhiên có trường hợp ủ bệnh có thể đến vài tuần.

Người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn có thể bị nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có trường hợp ngay từ đầu đã nhiễm khuẩn nặng.

Bệnh cảnh phổ biến nhất của nhiễm trùng liên cầu khuẩn lợn là viêm màng não. Biểu hiện của viêm màng não phổ biến như sau: sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, gáy cứng, rối loạn tri giác, xuất huyết dưới da dạng chấm, mảng ở vành tai, mũi, mặt, thân mình… Khám có biểu hiện gáy cứng, chọc dịch não tủy có biến loạn: dịch đục, áp lực tăng, tăng bạch cầu và protein trong dịch não tủy….

Trường hợp nặng tiến triển nhanh chóng hội chứng nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm khuẩn (có thể kèm theo hoặc không kèm theo viêm màng não): trụy mạch, rối loạn đông máu nặng, suy đa phủ tạng, xuất huyết tiêu hóa, hôn mê, tử vong nhanh chóng.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhiều người quan niệm “lợn sạch nhà nuôi là an toàn” không lo bị nhiễm giun sán nên thoải mái ăn tiết canh. Tuy nhiên, trên thực tế nếu ăn tiết canh dê, vịt, lợn sạch thì vẫn có nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn và giun sán.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo VIỆT ANH ([Tên nguồn])
Liên cầu lợn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN