6 kiểu phụ nữ rất dễ dính ung thư vú

Sự kiện: Ung thư vú

Ung thư vú được xem là căn bệnh ung thư hàng đầu ở nữ giới, không chỉ tại Việt Nam mà cả ở các nước trên thế giới. Ung thư vú hoàn toàn có thể phòng ngừa được.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo PGS Đoàn Hữu Nghị – nguyên Giám đốc Bệnh viện E Trung ương, bác sỹ tại BV Medlatec, ung thư vú gia tăng trong xã hội hiện đại là điều khó tránh khỏi nhất là với lối sống công nghiệp hiện nay. 

PGS Nghị cho biết những người phụ nữ dưới đây có nguy cơ ung thư vú rất cao.

Độ tuổi trung bình của phụ nữ tăng cao

Tuổi cao là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với ung thư vú. Càng sống lâu, con người càng phải trải qua thời kỳ mệt mỏi của cuộc sống hàng ngày. Các gen có nhiều khả năng phát triển các đột biến có hại mới và ít có khả năng sửa chữa những thiệt hại về di truyền. Nếu các gen quan trọng ngừng hoạt động bình thường, thì sự phát triển tế bào bất thường như ung thư sẽ thường xảy ra hơn.

Tuổi dậy thì sớm và phát triển vú diễn ra sớm hơn

Các bé gái dậy thì ở tuổi 16 có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn 50% so với những bé gái dậy thì trước tuổi 12. Ngày nay, một số bé gái bắt đầu dậy thì sớm nhất là 7 tuổi - một xu hướng đáng lo ngại vì nhiều lý do. Việc sản xuất estrogen và các hormon khác khởi phát của tuổi dậy thì, tăng sự phát triển của vú. Vú hình thành, phát triển sớm hơn tiếp xúc với nhiều chất kích thích, thay đổi dẫn tới nguy cơ ung thư vú cao hơn.

Trì hoãn việc mang thai hoặc không mang thai đủ thời hạn

Tỷ lệ mang thai đã giảm đều đặn. Từ năm 1990, số ca sinh nở trung bình đã giảm mỗi năm khoảng 1%. Thai kỳ đầy đủ đầu tiên của một người phụ nữ bảo vệ chống lại ung thư vú bằng cách làm cho các tế bào vú trưởng thành. Tế bào vú trưởng thành có nhiều khả năng phát triển bình thường và ít có khả năng trở nên bất thường và dẫn đến ung thư.

Không nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm nguy cơ bị ung thư vú bằng cách buộc các tế bào vú phát triển, trưởng thành hơn. Cũng giống như khi mang thai, việc cho con bú cũng gây ra những thay đổi di truyền bảo vệ chống lại ung thư vú.

Sử dụng hormone thay thế

Liệu pháp thay thế hormon để giảm các triệu chứng mãn kinh và thuốc tránh thai có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ ung thư vú. Dùng các hormon bổ sung này có thể làm tăng thêm tế bào vú và thúc đẩy sự phát triển của ung thư vú.

Thừa cân hoặc béo phì

Bệnh béo phì là một căn bệnh của cuộc sống hiện đại và là một yếu tố nguy cơ ung thư vú. Béo phì có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú bằng nhiều cách. Ăn quá nhiều làm tăng mỡ cơ thể và thúc đẩy sự thèm ăn, dẫn đến ăn nhiều hơn. Bệnh tiểu đường phổ biến hơn ở những người béo phì. Tình trạng này bao gồm mức đường trong máu cao và các hormon dạng insulin. Tất cả các hoạt động nội tiết tố này có thể làm tăng quá nhiều tế bào vú, có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Không tập thể dục, ít vận động

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vú, kiểm soát trọng lượng, hạn chế sự thèm ăn, cải thiện vóc dáng của bản thân. Ngoài ra cũng giúp điều chỉnh lượng hormon và lượng đường trong máu giúp kích hoạt hoạt động của tế bào. Thêm vào đó, có thể giúp trì hoãn khởi phát tuổi dậy thì sớm ở một số bé gái.

Dùng hành tây và tỏi theo cách này, giảm 67% nguy cơ ung thư vú

Một nghiên cứu mới từ Mỹ - Puerto Rico đã phát hiện ra tính năng ngừa ung thư của hành tây và tỏi, nhưng nó chỉ phát huy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo K. Chi ([Tên nguồn])
Ung thư vú Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN