5 sai lầm khi ăn lẩu khiến nội tạng bị tàn phá, điều thứ nhất bạn trẻ Việt đang thích mê!

Lẩu có thể coi là món ăn phù hợp với tất cả mọi người vì nguyên liệu đơn giản và vô cùng đa dạng từ rau tới thịt. Tuy nhiên, cần tuyệt đối tránh những sai lầm dưới đây.

Những ai hay ăn lẩu cần chú ý một tránh những điều sau đây để bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình:

Ăn nhiều viên thả lẩu

Một trong những topping lẩu được các bạn trẻ ưa thích nhất đó là các loại thịt viên tổng hợp như cá viên, bò viên, tôm viên, thanh cua... đây là món dễ ăn, hợp khẩu vị với nhiều người. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia thì đây là thực phẩm mà bạn không nên ăn nhiều. Chúng có thể được làm từ phần thịt vụn, thịt thừa, kém chất lượng và không còn tươi ngon.

Các loại thịt viên này trông thì bắt mắt nhưng thành phần thịt rất ít, chủ yếu là bột và các chất phụ gia, hương liệu. Đáng lo ngại hơn là nhiều nơi nhập các món viên sẵn theo số lượng lớn, bao bì không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, gây nguy hại tới người dùng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ăn lẩu quá lâu và quá nhiều

Chúng ta thường có thói quen ngồi lai rai bên nồi lẩu, vừa ăn vừa trò chuyện, tán gẫu. Tuy nhiên, việc ngồi ăn trong vài tiếng đồng hồ khiến dạ dày của bạn phải làm việc liên tục bởi các dịch vị dạ dày, dịch mật, tụy phải tiết ra nhiều, liên tục để xử lý lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Do đó, ăn lâu dễ gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa...

Ngoài ra, ăn quá lâu cũng làm tăng lượng cholesterol trong máu. Bạn chỉ nên ăn lẩu trong khoảng 2 tiếng trở lại và không nên ăn quá 1 lần/tuần.

Ăn lẩu quá nóng

Lẩu là món ăn nóng, đặc biệt thích hợp trong những ngày trời lạnh. Tuy nhiên, việc ăn lẩu quá nóng có thể khiến bạn gặp phải nhiều rắc rối. Thức ăn vừa được gắp ra từ nổi lẩu sôi sùng sục rất dễ làm thổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản. Ngoài ra, các loại lẩu cay kèm với nhiệt độ cao sẽ gây kích thích đường tiêu hóa, gây hại cho sức khỏe. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên gắp đồ ăn từ nồi lẩu ra bát và để nguội bớt rồi mới thưởng thức.

Ăn đồ nhúng còn tái, đỏ

Khi ăn lẩu, nhiều người có thói quen chỉ nhúng cho các loại thịt chín tái vì cho rằng đồ tái sẽ ngọt hơn, nhiều dinh dưỡng hơn. Theo các chuyên gia, đây là thói quen nguy hiểm. Bởi đồ ăn chưa chính có thể chứa nhiều vi khuẩn và khí sinh trùng, cực kỳ nguy hải cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, các loại nội tạng động vật thì càng nên nấu chín kỹ.

Ăn lẩu nóng, uống nước lạnh 

Lẩu chua cay thường dễ gây toát mồ hôi khi ăn nên nhiều người thường uống thêm nước lạnh để giải tỏa cảm giác nóng trong người. Tuy nhiên, cách ăn này lại dễ gây hại tới đường ruột và dạ dày. Khi ăn lẩu mà uống nước đá có thể kích thích dạ dày co bóp, giảm tiết dịch tiêu hóa và làm giảm thời lượng làm việc của men tiêu hóa, từ đó gây cản trở quá trình tiêu hóa.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Lưu ý, không kết hợp các thực phẩm sau trong nồi lẩu

Ăn lẩu đúng cách cần chú ý đến việc kết hợp các loại rau củ, các loại thịt để không gây ảnh hưởng đến tiêu hóa.

- Cần hạn chế nhúng các loại rau dễ gây ngộ độc như dọc mùng, giá đỗ, hoa thiên lý, nấm.

- Đối với lẩu hải sản: Không nên ăn kèm thực phẩm chứa vitamin C như mướp đắng, cà chua...có thể gây ngộ độc.

- Cà chua và khoai lang, khoai tây cũng tránh dùng chung vì khi kết hợp các loại thực phẩm này với nhau sẽ dẫn đến khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

- Thịt bò không nên kết hợp với rau mồng tơi vì khi kết hợp hai thứ này lại với nhau sẽ khiến bạn rất dễ bị đau bụng.

- Rau kinh giới "kỵ" thịt gà. Theo Đông y, ăn hai thứ này chung với nhau gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não.

Nguồn: [Link nguồn]

Ăn lẩu mùa lạnh nên tránh kết hợp với 5 loại rau này vì có thể hại tiêu hóa, gây ngộ độc

Rau xanh ăn lẩu không phải cứ kết hợp tùy hứng là được mà khi ăn tốt nhất nên chọn lọc để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN