5 hiểu lầm cần tránh khi uống nước, nên sửa càng sớm càng tốt

Khi uống nước, rất nhiều người mắc những sai lầm dưới đây, khiến cơ thể trở nên tồi tệ hơn.

1. Chỉ uống nước khi khát

Có nhiều người chỉ uống nước sau khi tín hiệu khát được phát ra. Nhưng trên thực tế, khi cơ thể phát tín hiệu khát nước, nghĩa là lượng nước mất đi đã vượt quá khoảng 1% đến 4% trọng lượng cơ thể. Lúc này, không chỉ áp suất thẩm thấu huyết tương tăng cao mà còn quá trình chuyển hóa bình thường của thận cũng bị ảnh hưởng, khiến da và miệng bị khô, kèm theo các vấn đề như lượng nước tiểu ít, nhịp tim tăng.

Uống quá ít nước trong thời gian dài có thể gây hại thận, thận không thể sản xuất chất thải, chuyển hóa nước tiểu một cách bình thường, lâu ngày dễ phát sinh hàng loạt bệnh thận mãn tính.

5 hiểu lầm cần tránh khi uống nước, nên sửa càng sớm càng tốt - 1

Hơn nữa, uống ít nước còn dẫn đến mất cân bằng áp suất thẩm thấu huyết tương và tăng độ nhớt của máu , từ đó gây ra bệnh cao huyết áp.

Do đó, mọi người nên chủ động uống nước thường xuyên, duy trì lượng nước uống hằng ngày trong khoảng 1500-3000 ml .

2. Thích uống nước nóng

Nhiều người có thói quen uống nhiều trà nóng. Tuy nhiên, nhiệt độ thức ăn mà thực quản và niêm mạc dạ dày có thể tiếp nhận là rất hạn chế, nếu nhiệt độ vượt quá 60°C có thể gây bỏng niêm mạc. Mặc dù màng nhầy có khả năng tự phục hồi, nhưng nó vẫn có thể gây viêm và làm tăng nguy cơ ung thư. Chẳng hạn như ung thư thực quản và ung thư dạ dày có liên quan đến việc ăn quá nhiều đồ nóng và uống nước nóng.

5 hiểu lầm cần tránh khi uống nước, nên sửa càng sớm càng tốt - 2

3. Uống nước giải khát thay thế nước lọc

Nhiều người lầm tưởng rằng, uống nước giải khát cũng có thể cung cấp lượng nước đầy đủ cho cơ thể. Nhưng trên thực tế, trong nước giải khát không chỉ có nước mà còn chứa rất nhiều đường fructozo và phụ gia thực phẩm, không chỉ khiến bạn béo lên mà còn tăng nguy cơ cao huyết áp và mỡ máu, tăng gánh nặng trao đổi chất của tiểu đảo tụy, tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường.

4. Uống nước muối nhạt khi ngủ dậy

Sau một đêm ngủ dậy, cơ thể đã mất đi rất nhiều nước khiến độ nhớt của máu tăng lên. Vì vậy, uống một ly nước khi bụng đói vào buổi sáng có thể làm loãng máu, nhưng nước muối nhạt không phải là lựa chọn tốt. Điều này là do thành phần của muối là natri clorua, và nó sẽ được chuyển hóa thành ion clorua và ion natri trong cơ thể.

Cơ thể hấp thu quá nhiều muối sẽ tăng gánh nặng trao đổi chất và sinh ra các bệnh như cao huyết áp.

5. Uống nước quá nhanh

Nhiều người khi khát thường uống nước rất nhanh để giải tỏa cơn khát. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước một lúc dễ bị hạ natri máu. Hơn nữa, quá trình nước xâm nhập vào máu nhanh chóng cũng sẽ dẫn đến tăng thể tích máu và thay đổi huyết áp, rất bất lợi cho sức khỏe tim mạch. Đặc biệt với những người đã mắc sẵn các bệnh như tăng huyết áp, mỡ máu thì khả năng bị tai biến tim mạch, mạch máu não đột ngột là khá cao.

Nguồn: [Link nguồn]

10 lợi ích của việc uống nước khi mới thức dậy

Uống nước giúp giảm cân, cải thiện trao đổi chất, tăng cường miễn dịch... đặc biệt là khi mới thức dậy, các quá trình này sẽ được cải thiện tốt hơn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo DIỆP NHI (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN