Không phải hoa cũng không phải hạt, bộ phận này của cây sen lần đầu xuất khẩu thành công sang Nhật Bản

15 tấn củ sen đông lạnh IQF vừa được Công ty cổ phần Thực phẩm Sen Đại Việt xuất sang Nhật Bản, với giá trị gần 1 tỷ đồng.

Xe container chở 15 tấn củ sen đông lạnh IQF (cấp đông siêu tốc) do Công ty cổ phần Thực phẩm Sen Đại Việt tổ chức sản xuất đến Cảng Cát Lái (Thành phố Hồ Chí Minh) để xuất sang Nhật Bản, với giá trị gần 1 tỷ đồng.

Thị trường Nhật Bản được đánh giá là khó tính, các tiêu chuẩn rất khắt khe. Qua nhiều lần đàm phán và gửi mẫu, doanh nghiệp tại Đồng Tháp đã ký kết được đơn hàng xuất khẩu củ sen đông lạnh sang Nhật Bản theo công nghệ IQF.

Lần đầu Việt Nam xuất khẩu lô củ sen 15 tấn sang Nhật Bản

Lần đầu Việt Nam xuất khẩu lô củ sen 15 tấn sang Nhật Bản

Cùng với lô hàng xuất khẩu tại buổi lễ công bố (khoảng 15 tấn, trị giá gần 01 tỷ đồng), dự kiến trong năm 2024 này, một doanh nghiệp tại Đồng Tháp sẽ xuất khẩu thêm cho đối tác Nhật Bản khoảng 08 container, với giá trị đơn hàng gần 07 tỷ đồng. Nguồn nguyên liệu được thu mua từ Đồng Tháp và các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo ông Nguyễn Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Hội Ngành hàng sen Đồng Tháp, với điều kiện tự nhiên thuận lợi, sen ở miền Tây Nam bộ có thể trồng quanh năm.

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, có khoảng 3.000 ha trồng sen nhưng đa số trồng để lấy hạt, chỉ có khoảng 200 ha trồng để lấy củ, khá ít so với nhu cầu thực tế bởi tính riêng thị trường Nhật Bản cần khoảng 100.000 tấn củ sen mỗi năm.

Hiện nay, ngoài các lô hàng củ sen xuất khẩu sang Nhật Bản, doanh nghiệp tại địa phương cũng đang xúc tiến với các đối tác ở Hàn Quốc để chuẩn bị đưa sản phẩm củ sen xuất khẩu sang nước này.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tháp Mười, ông Đoàn Thanh Bình, cho biết đây là lô sen xuất khẩu chính ngạch của Đồng Tháp sang thị trường Nhật Bản.

Tuy khối lượng sen xuất khẩu đợt này không lớn (khoảng 15 tấn củ sen cấp đông) nhưng đã ghi nhận sự nỗ lực rất lớn của chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân trong việc triển khai các hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu nông sản của địa phương, tạo điều kiện cho sen Đồng Tháp thâm nhập vào những thị trường yêu cầu cao trên thế giới.

"Đây là niềm phấn khởi và tự hào của người dân trồng sen Đồng Tháp nói chung, huyện Tháp Mười nói riêng", ông Đoàn Thanh Bình nhấn mạnh.

Được biết, hiện nay, diện tích trồng sen ở Đồng Tháp khoảng 1.800ha, trong đó có khoảng 100ha sen hữu cơ, cơ giới hóa hoàn toàn. Huyện Tháp Mười diện tích lớn nhất với 500ha, còn lại tập trung ở các huyện Thanh Bình, Cao Lãnh, Tam Nông, Lấp Vò.

Toàn tỉnh hiện có 30 doanh nghiệp chế biến với 120 sản phẩm là thực phẩm, mỹ phẩm. Trong đó 54 sản phẩm OCOP, một sản phẩm OCOP 5 sao.

Nguồn: [Link nguồn]

Khoảng một tuần trở lại đây, dọc các tuyến phố trên thành phố Điện Biên (tỉnh Điện Biên) luôn trong tình trạng tắc đường. Không chỉ vậy, các khách sạn nhà nghỉ cũng trong tình trạng "cháy phòng". Tổng thu từ hoạt động du lịch ước đạt trên 390,3 tỷ đồng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuấn Kiệt ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN