9x Thanh Hóa thu hàng trăm triệu/năm nhờ nuôi con vật này trong hộp nhựa

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nhờ mô hình này, chàng trai trẻ Thanh Hóa đã thu về hàng trăm triệu mỗi năm.

Biết đến mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa trên mạng Internet, Lương Anh Thiện (SN 1994, người dân tộc Thái, ở khu 3, thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) quyết định đi theo hướng này để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình.

Anh cho biết hiện tại anh đang công tác tại công an huyện Thường Xuân. Anh vô tình biết đến mô hình này và bản thân rất may mắn vì có người hướng dẫn nên anh quyết định theo hướng nuôi này.

Thời gian đầu do chưa có kinh nghiệm nuôi và chưa hiểu hết được tập tính của cua biển, cũng như việc xa nguồn nước biển, anh gặp rất nhiều khó khăn. “Tôi nhớ nhất lần đó, 5 anh em của tôi phải thay nhau cầm ống nước rồi dùng máy bơm xăng để hút nước biển gần 3 tiếng đồng hồ mà chỉ được 1 khối nước để cứu cua”, anh chia sẻ.

Cả nghìn chiếc hộp nhựa xếp chồng lên nhau để tiết kiệm diện tích và được đánh số để dễ theo dõi.

Cả nghìn chiếc hộp nhựa xếp chồng lên nhau để tiết kiệm diện tích và được đánh số để dễ theo dõi.

Anh vừa làm vừa học hỏi qua sách vở, tìm hiểu các mô hình nuôi cua biển trong nước và nước ngoài. Sau này, khi có kinh nghiệm, anh nhận thấy nuôi cua theo mô hình này rất nhiều ưu điểm. Đó là việc kiếm soát được nguồn nước và chế độ chăm sóc cua biển đạt tỉ lệ tốt nhất khi ra thị trường.

Ngoài ra, cách nuôi này cũng không cần quá nhiều nước đầu vào, dễ quản lý cua và việc theo dõi cũng được chặt chẽ hơn.

Mỗi tháng, anh Thiện xuất bán cua ra thị trường và thu về từ 30-50 triệu đồng.

Mỗi tháng, anh Thiện xuất bán cua ra thị trường và thu về từ 30-50 triệu đồng.

Mới nuôi cua biển theo mô hình này được 2 năm, anh cho biết giờ đã đầu tư lên đến cả nghìn chiếc hộp nhựa với gần 2000 con cua cùng hệ thống máy bơm nước, máy lọc nước…

Với số lượng này, mỗi tháng, anh tính trung bình doanh thu đạt từ 30 – 50 triệu đồng. Mỗi con cua được nuôi trong một hộp nhựa, xếp chồng lên nhau để tiết kiệm diện tích, dễ quản lý.

Thức ăn cho cua cũng rất dễ kiếm, đó là: ngao, tôm, ốc, hến cắt nhỏ, nhờ có hệ thống tuần hoàn, nguồn nước được tái sử dụng 99,5%, tỷ lệ cua sống cao.

Anh đánh giá mô hình nuôi cua này rất nhàn, người nuôi không mất quá nhiều công sức để chăm cua. Vì nước đã có hệ thống tuần hoàn lọc, chỉ cần cho ăn và theo dõi bệnh… Vì vậy, anh Thiện nhận định mô hình này đem lại lợi ích kinh tế rất cao.

Anh đang tập trung nhiều vào nuôi cua lột vì đem lại lợi ích kinh tế cao.

Anh đang tập trung nhiều vào nuôi cua lột vì đem lại lợi ích kinh tế cao.

“Trại nhà tôi đang nuôi cua thịt và cua lột. Cua này cứ 20-40 ngày sẽ cho thu hoạch. Cua thịt tôi đang bán giá 450.000 – 550.000 đồng/kg, còn cua lột 800.000 đồng/kg. Do cua lột đem lại lợi ích kinh tế cao, tôi đang tập trung nuôi loại cua này số lượng nhiều hơn. Loại cua này cũng bán ra thị trường rất tốt, khách đặt mua nhiều", anh chia sẻ.

Đầu ra hiện tại của trại nuôi cua đang bắt đầu ổn định. Vì vậy, anh dự định thời gian tới sẽ mở rộng mô hình này lên đến 3000 hộp nuôi, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Ngoài ra, anh cũng dự định sẽ nuôi thêm cá biển để cung cấp ra thị trường đa dạng sản phẩm, tăng thêm thu nhập cho bản thân và gia đình.

Nguồn: [Link nguồn]

Giá lợn hơi tăng mạnh, thịt lợn bán ngoài chợ ra sao?

So với tháng trước, giá lợn hơi đã tăng lên nhiều, có nơi tăng lên 10.000 đồng/kg. Ngoài chợ dân sinh, giá thịt lợn cũng tăng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thơm ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN