9x biến rác thành “tiền”, phụ nữ và trẻ em rủ nhau đến học

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Tận dụng những thứ mà các nhà may vứt đi, cô gái đã biến thành sản phẩm có giá trị, nhiều người tìm đến muốn học theo.

Vừa tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật mội trường (Đại học Sài Gòn), Nguyễn Thanh Ngọc Thảo (1996) đã đi theo lĩnh vực giáo dục, hiện đang làm giáo viên trường cấp 2. Vào tháng 2/2020, ngay sau khi ra trường, cô trở về Cần Thơ chơi với dì của mình. Nhà dì làm xưởng may nên hàng ngày có cả bao vải vụn được đem ra bãi tập kết rác.

“Nhìn những tấm vải màu sắc đẹp, tôi nghĩ ngay đến việc xin về để làm thứ gì đó khi rảnh, vứt đi như vậy thì thật phí. Ngoài thời gian dạy học trên lớp, tôi về cắt và may lại thành dây cột tóc, túi đựng ly để sử dụng cho bản thân, nó cũng tạo dần thói quen cho tôi không sử dụng túi nilon”, Ngọc Thảo chia sẻ.

Ngọc Thảo cùng những sản phẩm tái chế từ vải vụn.

Ngọc Thảo cùng những sản phẩm tái chế từ vải vụn.

Mỗi sản phẩm có giá dao động từ 15.000 - 50.000 đồng.

Mỗi sản phẩm có giá dao động từ 15.000 - 50.000 đồng.

Cô cho biết ý tưởng mang đến cho mọi người trải nghiệm những sản phẩm tái chế từ vải vụn là trong một lần ngồi uống nước với một người bạn thân – người đang làm cho một dự án thiện nguyện mang nước sạch đến người dân vùng cao nhưng kinh phí hoạt động vẫn chưa có. Trong lần nói chuyện đó, Thảo đã nảy ra ý tưởng bán các sản phẩm của mình để trích ra một phần để gây quỹ và “rất may là dự án cũng như sản phẩm được mọi người ủng hộ nhiệt tình”, cô cười nói.

Các sản phẩm chủ yếu là cột tóc và băng đô, mỗi tháng cô bán trung bình khoảng 200-300 chiếc, còn vào 8/3 hay 20/10 sẽ bán được nhiều hơn. Mỗi sản phẩm giá dao động từ 15.000 – 50.000 đồng. Theo cô, mức giá này phù hợp với mọi đối tượng, kể cả học sinh và sinh viên.

Thảo cho biết việc thu gom và xử lý vải vụn còn khá mới mẻ đối với mọi người nên đầu ra của những sản phẩm này còn khá bấp bênh, một phần là phải cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường, phần còn lại là phải duy trì kinh phí hoạt động ở nguồn đầu vào.

Chiếc túi đựng ly và bình nước được tái chế từ vải vụn.

Chiếc túi đựng ly và bình nước được tái chế từ vải vụn.

“Khi mớt bắt đầu vào làm, tôi đi tìm những nơi mua sản phẩm và đều nhận được câu trả lời là “không” hoặc “không phù hợp”, bởi giá thành và nhiều vấn đề khác. Thật sự nản! Nhưng tình cờ tham gia một phiên chợ mang tên “sống xanh” của một người bạn mở ra, các sản phẩm của tôi lại được nhiều người đón nhận và biết đến”, Thảo nói.

Cũng từ đây, cô nhận được tin nhắn của một chủ cửa hàng mời làm cộng tác. 9x bắt đầu hy vọng và có niềm tin hơn vào các sản phẩm này. Cô bắt đầu làm nhiều hơn, đi ký gửi vào các cửa hàng và bán online. Thời gian tới, cô dự định sẽ liên kết với sinh viên để tạo ra nhiều sản phẩm hơn nữa.

Nhiều người rủ nhau đến học hỏi cách tái chế này từ cô.

Nhiều người rủ nhau đến học hỏi cách tái chế này từ cô.

Khi chia sẻ những dự định của mình lên hội, nhóm, cô nhận được rất nhiều sự đồng thuận của mọi người. Không ít người liên hệ đến để học hỏi cách tái chế vải vụn thành các sản phẩm có giá trị như vậy. Đáp ứng nhu cầu đó, cô đã mở lớp vào những ngày cuối tuần.

“Mọi người đến với những buổi học này đều là các em nhỏ và các chị đi làm, những người yêu thích may vá và muốn cuộc sống xanh. Hiện tại, tôi chỉ dạy miễn phí cho tất cả mọi người”, Thảo thông tin.

Nguồn: [Link nguồn]

Mặc Covid-19, 9x vẫn đưa nông sản ế ẩm của quê nhà ra thế giới, thu 3 tỷ/năm

Nhìn cánh đồng nghệ của gia đình và những hộ dân xung quanh rơi vào cảnh được mùa mất giá, thương lái không mặn mà...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN