Sắn dây ế ẩm, dân làm cách này bán vừa được giá lại đắt hàng

Giá sắn rẻ, thương lái đến thu mua thưa thớt, nhiều hộ gia đình trồng sẵn đã nghĩ ra cách làm này để bán dễ hơn mà được giá.

Hơn chục năm trồng sắn dây, chị Bùi Thu Thủy (Ngọc Liên, Ngọc Lặc, Thanh Hóa) cho biết mọi năm thương lái đến mua hết, họ chỉ loại một số củ nhỏ và xấu, còn năm nay ế ẩm, ít người đến mua, lại muốn mua chọn lọc rất kỹ những củ đẹp, ngon. Chưa kể, giá năm nay rẻ bằng nửa năm ngoái.

“Năm ngoái, giá dao động từ 60.000 – 75.000 đồng/10kg nhưng năm nay chỉ còn 35.000 – 38.000 đồng/10kg. Thật sự với giá này, nhà tôi bán chỉ có lỗ, không đủ tiền phân bón và làm đất”, chị nói.

Với 1ha trồng sắn, chị Thủy ước tính sẽ mất 30 triệu đồng/ha so với năm ngoái nếu bán giá này.

Với 1ha trồng sắn, chị Thủy ước tính sẽ mất 30 triệu đồng/ha so với năm ngoái nếu bán giá này.

Đến vụ thu hoạch, chị phải thuê máy về đào củ sắn lên và chất đầy trong nhà. Nếu để lâu, củ sắn cũng bị mất bột. Thương lái đến trả rẻ chị cũng bán. “Nhưng họ cũng chỉ mua có vài tạ, trong khi tôi trồng cả 1ha, thu đến hơn chục tấn củ”, chị cho hay.

Sắn chất đầy nhà khiến chị tìm đủ cách để bán đi nhưng không được. Cộng với việc nếu bán hơn 15 tấn sắn củ này với giá rẻ, chị sẽ bị mất khoảng 30 triệu đồng/ha so với năm trước.

Loay hoay mãi vẫn chưa tìm được đầu ra, chị đành đem hết số sẵn củ có trong nhà đem đi nghiền để làm bột. “Làm bột mất rất nhiều công và lại rất khó khăn trong thời điểm này vì thời tiết nồm ẩm nhưng vẫn phải cố gắng thôi. Thật may, bột làm ra bán cũng chạy hơn nhiều và giá cả cao hơn”, chị thông tin.

Nhìn cả chục tấn sắn trong nhà, chị đành đem hết đi làm bột.

Nhìn cả chục tấn sắn trong nhà, chị đành đem hết đi làm bột.

Hiện, chị bán lẻ với giá 110.000 đồng/kg, còn bán buôn số lượng lớn sẽ thấp hơn nhiều. Chị nhận được khá nhiều đơn khi đăng bán online, khách hàng mọi nơi đều ủng hộ.

Anh Nguyễn Đình Nhiệm (thôn 4, xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) cũng chế biến thành bột sắn để bán ra thị trường. Theo anh, năm nay, sắn củ giá rẻ hơn nhiều so với năm ngoái, kéo theo giá bột sắn rẻ theo.

“Nhà tôi không bán sắn củ mà tự làm thành bột. Nếu bán sắn củ, giá rẻ sẽ lỗ còn làm bột thì không bao giờ sợ lỗ cả. Giá củ thấp thì bột cũng thấp, còn giá củ cao sẽ bán bột sắn cao hơn”, anh nói.

Mùa này nồm ẩm, quá trình làm tinh bột sắn khó khăn hơn.

Mùa này nồm ẩm, quá trình làm tinh bột sắn khó khăn hơn.

Anh cho biết năm ngoái giá bột sắn vào khoảng 80.000 – 100.000 đồng/kg nhưng năm nay giá bán buôn số lượng lớn chỉ khoảng 65.000 đồng/kg. Nhà anh có trồng 1ha sắn nhưng không đủ để làm, anh thu mua thêm của người dân quanh vùng về làm. Trung bình mỗi tháng anh bán ra thị trường khoảng 7 tạ bột sắn.

Theo anh, năm nay giá tuy thấp nhưng bán chạy hơn mọi năm trước vào cùng thời điểm đầu năm. Tuy nhiên, vào mùa này, những người làm bột sắn dễ bị lỗ vì thời tiết không thuận lợi để làm bột.

 Sắn được đóng theo kg bán ra thị trường.

 Sắn được đóng theo kg bán ra thị trường.

Bà Phan Thu Hà, trưởng phòng NN và PT NT huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết sắn dây chủ yếu được trồng tại xã Ngọc Liên của huyện với diện tích khoảng 180ha. Mấy năm nay, diện tích sắn dây vẫn giữ mức này, không hề tăng lên.

Năm nay, do ảnh hưởng dịch Covid-19, giá sắn củ giảm đáng kể, mọi năm khoảng 70.000 – 80.000 đồng/10kg, còn năm nay chỉ khoảng 40.000 đồng/10kg. Mọi năm, người dân xã Ngọc Liên vẫn bán song song sắn củ và làm tinh bột sắn dây để bán. Năm nay nay giá rẻ, dân chuyển qua làm bột sắn nhiều hơn trước.

Nguồn: [Link nguồn]

Tỏi Lý Sơn rớt giá thảm hại, dân nhất quyết không bán đợi giá lên

So với năm ngoái, giá tỏi giảm đi một nửa, nhiều hộ dân cho rằng nếu bán giá này sẽ bị lỗ nên quyết định giữ lại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN