Tháng 1/2020, lãi suất tiền gửi cao nhất 8,6%/năm

Sự kiện: Ngân hàng

Trong tháng 1/2020, mức lãi suất cao nhất đối với hình thức gửi tại quầy của các ngân hàng là 8,6%/năm cho kỳ hạn 24 tháng.

Để đẩy mạnh huy động vốn phục vụ cho nhu cầu cuối năm và dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, các ngân hàng thương mại đều tăng lãi suất đối với các khoản vay trung và dài hạn. Động thái này giúp người dân gửi lượng tiền nhàn rỗi vào ngân hàng được hưởng mức lãi suất cao còn các doanh nghiệp dễ tiếp cận nguồn vốn vay. 

Cuối năm, các ngân hàng thương mại đều tăng lãi suất đối với các khoản vay trung và dài hạn

Cuối năm, các ngân hàng thương mại đều tăng lãi suất đối với các khoản vay trung và dài hạn

Hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần đều triển khai các chương trình huy động VND ưu đãi, với lãi suất khá hấp dẫn nhằm giữ chân khách cũ và "hút" khách mới. Tuy nhiên, mức lãi suất huy động được điều chỉnh tăng chủ yếu đối với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, bởi đối với các kỳ hạn dưới 6 tháng vẫn phải tuân thủ theo trần lãi suất quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Chẳng hạn, tại Ngân hàng Nam Á Bank, lãi suất cao nhất là 8,6%/năm được áp dụng cho kỳ hạn 24 tháng. Tương tự, các ngân hàng khác cũng đang "chạy đua" trong huy động vốn bằng việc đẩy lãi suất huy động lên cao, như Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) với lãi suất cao nhất ở sản phẩm Đắc Lộc Phát là 8,55%/năm cho các kì hạn gửi 13, 15, 18 tháng với hình thức lĩnh lãi vào cuối kì và định kì hàng tháng.

Thấp hơn một chút, tại Ngân hàng Quốc Dân (NCB) mức Lãi suất dành cho kỳ hạn 24 tháng bằng 8,2%/năm.

Nếu xét ở kỳ ngắn hạn dưới 6 tháng, hầu hết các ngân hàng đều áp mức trần mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra là 5%/năm, chỉ riêng các "ông lớn" Nhà nước như Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank áp mức 4,8%/năm cho kỳ hạn 3 tháng.

Ở kỳ hạn 6 và 9 tháng, Ngân hàng Quốc Dân (NCB) đang có mức lãi suất cao nhất trong khối các ngân hàng khi áp tới 7,9% và 7,96%/năm với phương thức nhận lãi vào cuối kỳ; Bắc Á bank là 7,7%/năm; SCB là 7,1%/năm.

Ở kỳ hạn 12 tháng, Ngân hàng Bắc Á (BacABank) với mức lãi suất cao nhất là 8%/năm, trong khi Nam Á Bank là 7,99%/năm, NCB với mức lãi suất 7,98%/năm và SCB là và 7,5%/năm.

Tiền gửi ở kỳ hạn 18 tháng, NCB lại vươn lên dẫn đầu với 8,1%/năm, trong khi Bắc Á thấp hơn một chút với 8%. Các nhà băng khác áp mức lãi suất cho kỳ hạn này quanh mức 6,8%/năm (Agribank, BIDV), 7,2%-7,8%/năm (Oceanbank, MBBank, OCB, ACB, Bảo Việt, Maritimebank, Đông Á, Nam Á...). Thấp nhất là Vietinbank chỉ 6,7%.

Trong khi đó, tại các Ngân hàng lớn như Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV),… lãi suất của tháng 1/2020 vẫn được giữ nguyên ở tất cả kì hạn so với tháng 12/2019. 

Tại Vietcombank, đối với tiền gửi của khách hàng cá nhân, lãi suất áp dụng dao động từ 0,1 đến 6,8 %/năm. Trong đó, tiền gửi không kì hạn được áp dụng mức lãi suất 0,1%/năm. Tiền gửi có kì hạn có lãi suất dao động từ 0,5 đến 6,8 %/năm. 

Tại BIDV, lãi suất tiền gửi tiếp tục giữ nguyên so với tháng trước, trong đó lãi suất cao nhất áp dụng tại ngân hàng là 6,8%/năm áp dụng cho kì hạn 12 tháng, 24 tháng và 36 tháng.

Điều đặc biệt là, mặc dù lãi suất huy động đã tăng đối với nhiều kỳ hạn, song lãi suất cho vay vẫn ổn định hoặc tăng không đáng kể. Theo Ngân hàng Nhà nước, trong tuần giao dịch giữa tháng 12-2019, mặt bằng lãi suất cho vay VND phổ biến là 6-9%/năm đối với ngắn hạn; 9-11%/năm đối với trung và dài hạn. Vì vậy, nhiều khách hàng cá nhân đã không ngần ngại vay vốn để phục vụ các nhu cầu tiêu dùng như sửa nhà, mua hàng trả góp... 

Việc các ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn với lãi suất cao, song lãi suất cho vay lại giữ nguyên hoặc tăng nhẹ khiến không ít người lo ngại về nguy cơ căng thẳng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. 

Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Đức Hưởng, giải thích về điều tưởng chừng như vô lý này: "Mặc dù lãi suất huy động đã được đẩy lên, nhưng lãi suất cao chỉ được áp dụng với các kỳ hạn dài, không phải kỳ hạn ngắn, nên khó có thể xảy ra căng thẳng về thanh khoản. Việc đẩy mạnh huy động vốn dài hạn là giải pháp an toàn cho các ngân hàng để đáp ứng quy định theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN ngày 15-11-2019 của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực từ ngày 1-1-2020.

Tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp diễn ra mới đây ở Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, trong bối cảnh thị trường quốc tế đã có sức ép tăng lãi suất, Việt Nam vẫn kiểm soát, giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay và qua đó giảm được lãi suất. Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng tập trung vào việc tiết giảm các chi phí trong hoạt động của mình cũng như đẩy mạnh xử lý nợ xấu, giảm bớt các chi phí tài chính, ổn định mặt bằng lãi suất huy động, từ đó giảm được lãi suất cho vay. Đặc biệt, thời điểm cuối năm - mùa kinh doanh của các doanh nghiệp, lãi suất cho vay có bước giảm rõ rệt.

“Hiện, trần lãi suất cho vay ưu tiên trong 5 lĩnh vực chỉ còn 6%/năm. Đây là điểm thành công trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng”, Thống đốc Lê Minh Hưng nhấn mạnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Lãi suất huy động cao 9% năm: Bao giờ cái lợi cũng đi cùng với rủi ro

“Việc tăng lãi suất huy động là có lợi nhưng người tiêu dùng cần cân nhắc khi ngân hàng tăng lãi suất quá cao, bởi bao...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Ngân hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN