BIDV liên tục rao bán nhiều khoản nợ trị giá hàng trăm tỷ đồng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) liên tục thông báo đấu giá nhiều khoản nợ lớn, có dư nợ hàng trăm tỷ đồng. Trong đó, có những tài sản đảm bảo đã được ngân hàng rao bán tới lần thứ 7.

Cụ thể chi nhánh BIDV Nam Hà Nội, rao bán lần thứ 7 về khoản nợ của Công ty cổ phần Thức ăn chăn nuôi Trung Ương. Dư nợ gốc và dư nợ lãi phát sinh đến 4/9/2020 là 158,8 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là 127 tỷ đồng, dư nợ lãi, phí phạt là 31,7 tỷ đồng.

Tài sản đảm bảo của khoản nợ 158,8 tỷ đồng của Công ty cổ phần Thức ăn chăn nuôi Trung Ương bao gồm giá trị các khoản lợi thu được từ khai thác QSDĐ tại thửa đất số 1982, tờ bản đồ số 7b, theo Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số BP851086 do UBND tỉnh Ninh Bình cấp ngày 24/11/2014.

Ngoài ra, còn có tài sản trên đất tại trang trại lợn; Thiết bị, máy móc chăn nuôi trang trại lợn; Ðàn lợn giống tại trang trại lợn tại thôn Hồng Quang, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình và Máy ép phân heo, máy khuấy chìm, máy bơm cấp bã, máy bẻ mảnh,... Giá khởi điểm bán đấu giá cho khoản nợ của Công ty cổ phần Thức ăn chăn nuôi Trung Ương là gần 84,4 tỷ đồng.

Trong những tháng qua, hầu như ngày nào BIDV cũng rao bán nợ, thanh lý hàng loạt tài sản đảm bảo.

Trong những tháng qua, hầu như ngày nào BIDV cũng rao bán nợ, thanh lý hàng loạt tài sản đảm bảo.

Chi nhánh BIDV Long Biên Hà Nội cũng đang rao bán lần 4 về khối tài sản đảm bảo của Công ty TNHH MTV Vận tải Biển Đông. Tài sản đảm bảo của khoản nợ là: tàu Biendong Victory; Trụ sở Công ty TNHH MTV Vận tải Biển Đông tại thành phố Hồ Chí Minh và tại Hải Phòng; Chứng thư bảo lãnh số 136/CNT-TCKT. Giá khởi điểm của khoản nợ trên là gần 174 tỷ đồng. Trước đó, BIDV cho biết, dư nợ của công ty đến ngày 30/6/2020 tại ngân hàng là hơn 17 triệu USD (tương đương với gần 400 tỷ đồng theo tỷ giá hiện nay 23.300 đồng/USD).  

Một khoản nợ hàng trăm tỷ khác đang được BIDV rao bán là khoản nợ của Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Nam Sơn. Theo đó, dư nợ gốc, lãi phát sinh đến thời điểm thực hiện giao dịch bán nợ là 245,7 tỷ đồng, (trong đó nợ gốc là 126,4 tỷ đồng, nợ lãi trong hạn 88,7 tỷ đồng nợ, lãi quá hạn 30,5 tỷ đồng).

Các tài sản đảm bảo của khoản nợ bao gồm một số BĐS là nhà ở, căn hộ tại Hà Nội; toàn bộ phần góp vốn của Công ty Nam Sơn vào Công ty CP Đầu tư và kinh doanh thép Hưng Yên; quyền phát triển kinh doanh Dự án xây dựng hạ tầng khu dân cư đô thị mới phía Đông Bắc cảng Cái Rồng, Vân Đồn, Quảng Ninh;… Giá khởi điểm của khoản nợ này là hơn 130 tỷ đồng.

Ngoài những khoản nợ hàng trăm tỷ kể trên, Ngân hàng BIDV cũng đang rao bán nhiều khoản nợ có giá từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng. Theo đó, chi nhánh BIDV Quảng Trị rao bán tài sản đảm bảo là nhà máy sản xuất gỗ tại cụm công nghiệp Đông Lễ. Giá khởi điểm cho tài sản này là 13,06 tỷ đồng. Và tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên thửa đất có địa chỉ tại số 194 Chu Mạnh Trinh, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị với giá khởi điểm là gần 7,7 tỷ đồng.

Chi nhánh BIDV Bình Tân rao bán khoản nợ là quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại địa chỉ số 176A2 Tân Hòa Đông, Phường 14, Quận 6, Tp. Hồ Chí Minh với giá khởi điểm 14,7 tỷ đồng. Chi nhánh BIDV Phú Thọ rao bán tài sản đảm bảo là toàn bộ dây chuyền máy móc thiết bị, các chi phí liên quan đến việc đầu tư tài sản phục vụ sản xuất, nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm theo Giấy chứng nhận QSD đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BD 858651 do UBND tỉnh Phú Thọ cấp ngày 15/12/2011 cho Công ty Cổ phần Hợp kim sắt Phú Thọ tại thửa đất số 17-1, tờ bản đồ số 01 diện tích 37.836m2, thời hạn sử dụng đến ngày 13/03/2059 có địa chỉ tại Khu 5, xã Giáp Lai, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ với giá khởi điểm 39,3 tỷ đồng.

Trước việc nhiều tài sản đảm bảo được các ngân hàng rao bán nhiều lần nhưng không thành công, chuyên gia Tài chính, Ngân hàng TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến còn nhiều phức tạp như hiện nay, việc tổ chức đấu giá, thanh lý tài sản đảm bảo của các ngân hàng sẽ gặp phải không ít khó khăn. Theo ông, để thúc đẩy việc thanh lý tài sản đảm bảo, xử lý được các khoản nợ xấu ngân hàng chỉ có cách điều chỉnh giá thành một cách hợp lý và biết chấp nhận lỗ. Số tiền thu về có thể thấp hơn nhiều so với con số kỳ vọng, thậm chí thấp hơn dư nợ, nếu không ngân hàng có khả năng mất trắng số tài sản đảm bảo đó.

Nguồn: [Link nguồn]

Những người phụ nữ giàu nhất Việt Nam với khối tiền khổng lồ

Họ là những người phụ nữ thành đạt, giàu có.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN