Hải quan TPHCM lên tiếng việc áp thuế hàng phụ gia của Unilever Việt Nam

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Theo Cục Hải quan TPHCM, giá nhập khẩu mà Unilever Việt Nam khai báo là 545 USD/tấn đối với mặt hàng chất phụ gia tạo ngọt (Sorbitol) về bản chất là của tập đoàn mẹ. Tập đoàn này đứng ra nhập khẩu số lượng lớn Sorbitol cho các doanh nghiệp con tại các quốc gia có mặt, do đó mức giá sẽ khác so với riêng Unilever Việt Nam đứng ra nhập khẩu.

Trao đổi với Tiền Phong, ông Lê Tuấn Bình - Chi cục trưởng Hải quan Quản lý hàng đầu tư, Hải quan TPHCM - cho biết, hiện nay việc tính giá để áp thuế hàng hóa xuất, nhập khẩu của Việt Nam được căn cứ vào Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT).

Theo đó, khi tính giá tính thuế, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ 4 điều kiện để được hải quan công nhận giá đã đưa ra trong hợp đồng. Trong đó, có quy định doanh nghiệp nhập khẩu phải là đơn vị trực tiếp quyết định giá mua, bán. Trường hợp doanh nghiệp mua hàng nhưng thông qua đơn vị khác (dù thân quen hay cùng hệ thống) để đàm phán, ký kết cũng sẽ không được chấp nhận.

Đối với mặt hàng Sorbitol nhập khẩu từ Trung Quốc của Unilever Việt Nam, theo ông Bình trong hợp đồng mua bán, không phải do công ty này đứng tên để giao dịch mà là tập đoàn mẹ Unilever.

“Tập đoàn này đứng ra nhập số lượng Sorbitol lớn cho các doanh nghiệp con tại các quốc gia mà thương hiệu này có mặt. Với số lượng nhập như thế, chắc chắn giá mua sẽ khác so với Unilever Việt Nam đứng ra nhập. Mức giá 545 USD/tấn bản chất là của tập đoàn mẹ, chứ không phải của Unilever Việt Nam”, ông Bình nói.

Sorbitol là chất tạo ngọt được Unilever Việt Nam sử dụng trong các sản phẩm kem đánh răng (Ảnh: Unilever Việt Nam).

Sorbitol là chất tạo ngọt được Unilever Việt Nam sử dụng trong các sản phẩm kem đánh răng (Ảnh: Unilever Việt Nam).

Về cơ sở đưa ra mức giá 820 USD/tấn để tính thuế, ông Bình cho biết thêm, cơ quan hải quan căn cứ vào phương pháp suy luận đã được quy định trong luật. Theo đó, phương pháp tính dựa trên cơ sở dữ liệu, hồ sơ giấy tờ mà doanh nghiệp cung cấp, đồng thời giá đơn vị khác đang nhập khẩu.

“Việc tính toán này được thực hiện chặt chẽ và có quy định. Trong luật cũng nêu rõ, trường hợp doanh nghiệp không đồng ý với giá tính thuế của hải quan, có quyền gửi hồ sơ chứng minh để khiếu nại. Đây là việc hết sức bình thường”, ông Bình cho hay.

Trước đó, Unilever Việt Nam có văn bản khiếu nại lên Chi cục Hải quan Quản lý hàng đầu tư, Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM và Tổng cục Hải quan phản ánh về việc hải quan áp thuế "bất thường" với mặt hàng Sorbitol mà công ty này đang nhập khẩu.

Theo văn bản của Unilever Việt Nam, giá mặt hàng Sorbitol mà công ty nhập khẩu từ Sơn Đông (Trung Quốc) được khai báo là 545 USD/tấn. Tuy nhiên, khi sản phẩm về Việt Nam, Chi cục Hải quan Quản lý hàng đầu tư đã bác bỏ giá khai báo và yêu cầu trị giá tính thuế phải là 820 USD/tấn. Sản phẩm này tiếp tục bị áp thuế chống bán phá giá 44,99% theo Quyết định 2644 của Bộ Công Thương.

Văn bản nêu việc áp thuế nói trên là vi phạm Luật Quản lý ngoại thương và Hiệp định chống bán phá giá và Hiệp định trị giá hải quan. Bởi giá nhập khẩu vào Việt Nam ít nhất đã bằng với giá thông thường (gồm chi phí sản xuất, vận chuyển, lợi nhuận ước tính). Đồng thời, quãng đường vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam ngắn hơn các nước khác nên giá mua sẽ thấp hơn.

Trước đó, Tổng cục Hải quan có văn bản yêu cầu các Cục Hải quan giám sát chặt quá trình làm thủ tục đối với mặt hàng Sorbitol nhập khẩu.

Theo Tổng cục Hải quan, thời gian qua có dấu hiệu một số doanh nghiệp lợi dụng khai báo không chính xác thông tin hàng hóa nhập khẩu để gian lận về mã HS, xuất xứ, số lượng, trị giá hải quan hoặc lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại.

Do đó, mặt hàng Sorbitol nhập khẩu phải khai báo rõ mục đích sử dụng, quy cách đóng gói, tính chất hàng hóa (lỏng, bột)...

Nguồn: [Link nguồn]

Công ty chứng khoán top đầu Việt Nam ‘rơi’ hơn 50% lợi nhuận

Thị trường chứng khoán quý I năm nay vẫn tiếp tục ghi nhận những khó khăn. Thanh khoản thị trường thấp, tiền vào ít, các công ty chứng khoán "ngấm đòn". Đáng chú ý,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dương Hưng ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN