Tôi thử đi cầm xe ở tiệm cầm đồ "sáng đèn"

Cứ mỗi khi bóng đá “vào mùa”, đặc biệt là ở các kỳ Worldcup, nhiều người hay nói vui rằng cũng là lúc tiệm cầm đồ “được mùa”. Thực tế thì quanh năm suốt tháng, các tiệm cầm đồ vẫn nhộn nhịp kẻ ra người vô, lấy những khoản tiền tạm thời giải quyết khó khăn tài chính trong ngắn hạn. Trong bối cảnh đó, vài năm trở lại đây xuất hiện các tiệm cầm đồ hiện đại, không nằm trong góc khuất ngõ nhỏ nữa, mà khoác lên mình những “chiếc áo” đẹp đẽ hơn ở các tuyến phố lớn, với tham vọng thay đổi định kiến về chất lượng dịch vụ của cầm đồ.

Khi cầm một bản hợp đồng trên tay cùng số tiền 15 triệu đồng vừa rót vào tài khoản ngân hàng, được báo qua tin nhắn điện thoại, Nam chưa bao giờ nghĩ rằng việc cầm đồ lại đơn giản đến thế.

Chàng trai văn phòng làm việc cho một công ty trong lĩnh vực sản xuất ở quận 12, chưa khi nào cần đến một số tiền gấp, trừ đợt dịch Covid-19 bùng phát vào hồi tháng 4, khiến đơn hàng công ty trồi sụt không ổn định. Vì cần gửi tiền gấp cho gia đình lo việc ở quê nhưng không vay được bạn bè, Nam mới chợt nhận ra rằng mình còn chiếc xe Honda Vario đời 2019.

Tôi thử đi cầm xe ở tiệm cầm đồ "sáng đèn" - 1

Sau vài vòng “lướt” qua phố cầm đồ, Nam quyết định đi vào tiệm cầm đồ Vietmoney, không chỉ vì cửa hàng nhìn sáng sủa, mà còn vì gần đây Nam đọc tin tức thấy rằng chuỗi cầm đồ này mới được hai quỹ đầu tư nội và ngoại rót vốn.

Sau khi được kiểm tra, nhân viên Vietmoney thông báo rằng chiếc xe có thể cầm được tới 40 triệu đồng. Tuy nhiên, theo nhu cầu tài chính của Nam, nhân viên tư vấn Nam tạo trước hợp đồng vay 15 triệu đồng, và có thể vay thêm bất kỳ khi nào cần.

Nếu chỉ cần vay khoảng 10 ngày Nam sẽ trả một khoản chi phí là 300.000 đồng, còn nếu một tháng thì chi phí phải trả là 600.000 đồng và không phát sinh thêm bất kỳ khoản nào khác. Tính ra, mức phí và lãi quy đổi theo tháng sẽ ở khoảng 4%/tháng. “Khoản phí phải trả này đã bao gồm toàn bộ lãi suất, phí dịch vụ lưu trữ tài sản và được bảo hiểm tài sản trong trường hợp có hư hỏng hay cháy nổ”, Nam thuật lại lời của nhân viên, tất cả đều được thể hiện rõ trong hợp đồng.

Tôi thử đi cầm xe ở tiệm cầm đồ "sáng đèn" - 2

Xe của Nam được niêm phong tại chỗ và sau đó sẽ được xếp chung vào tổng kho của Vietmoney để bảo quản. “Hệ thống bên em sẽ thông báo thông tin khoản vay và kỳ trả lãi, anh nhớ theo dõi tin nhắn nhé. Anh có thể thanh toán qua ngân hàng hoặc ví điện tử MoMo để không bị quá hạn”, nhân viên này dặn dò và cúi chào cám ơn trước khi Nam bước ra khỏi cửa.

“Từ khi kiểm tra xe, niêm phong cho đến khi nhận được khoản tiền vay chỉ trong vòng 15 phút. Nhưng ấn tượng nhất với tôi có lẽ là trải nghiệm dịch vụ cứ như là ngân hàng vậy”, Nam chia sẻ.

Không nhiều người hiểu về khái niệm “đi cầm đồ”, nhưng câu chuyện trải nghiệm dịch vụ cầm đồ như dịch vụ mở tài khoản ở một ngân hàng rõ ràng là điều mới mẻ ở thị trường cầm đồ hợp pháp nhưng vẫn còn rất sơ khai ở Việt Nam.

Trên thực tế, các khoản vay cầm đồ thường dành cho đối tượng là phân khúc dưới chuẩn ngân hàng. Ngoài ra, các ngân hàng thường chỉ cho vay các khoản vay quy mô lớn, cũng không nhận thế chấp bằng xe cũ như trường hợp của Nam.

“Các công ty tài chính thì sẵn sàng cho vay tiền mặt, nhưng hẳn nhiên lãi suất phải trả sẽ cao hơn tương đối vì không có tài sản để bù rủi ro”, Nam lý giải về việc chọn cầm đồ chứ không phải là đi vay tiền mặt.

Trên thực tế, ở các nước phát triển hay đang phát triển, dù sản phẩm tài chính có hiện đại đến đâu thì cầm đồ vẫn là một hoạt động truyền thống.

Đối tượng cầm đồ ngày nay cũng rất đa dạng, không chỉ là sinh viên, người đi làm công ăn lương mà cả những thương nhân. Chẳng hạn như trường hợp chị Nhi, kinh doanh đồ điện tử ở chợ Nhật Tảo. Thay vì một chiếc điện thoại, chị Nhi cầm cố một “thùng tài sản” là đồ điện tử các loại để lấy vốn, xoay vòng tiếp tục nhập lô hàng mới.

Xe máy, xe ô tô, điện thoại hay laptop là loại tài sản phổ thông ở Việt Nam nên việc cầm những loại tài sản này là khá phổ biến. Tuy nhiên, chỉ một số ít các tiệm cầm đồ như Vietmoney nhận cầm cố thêm các loại “xa xỉ phẩm” như trang sức (vàng hay kim cương), đồng hồ đắt tiền.

Tôi thử đi cầm xe ở tiệm cầm đồ "sáng đèn" - 3

Việc định giá và khởi tạo khoản vay nhanh chóng với giá cầm sát giá thị trường là nhờ vào việc đầu tư nghiêm túc vào hệ thống định giá, thậm chí Vietmoney có cả nhân sự và máy móc để “soi” độ chất của kim cương khi có người cầm.

Nhờ công nghệ, hệ thống định giá và quản lý khoản vay đã thay đổi cách thức hoạt động cầm đồ truyền thống. Nhờ đó, các chuỗi cầm đồ như Vietmoney có thể nhận cầm tài sản với lãi suất và phí tốt hơn, mang đến lợi ích cho người cầm đồ.

Công nghệ cũng giúp việc mở rộng chuỗi cầm đồ thực hiện dễ dàng và nhanh chóng hơn. Khi đó, tiệm cầm đồ ở quận 1 cũng như ở quận 12, đều đưa ra cùng mức định giá và chất lượng dịch vụ như nhau với cùng một loại tài sản.

Mặc dù gần đây hoạt động đầu tư lĩnh vực cầm đồ thêm nhộn nhịp với sự tham gia của quỹ nội, quỹ ngoại, tuy nhiên thị trường hiện nay được nhận định vẫn còn khá sơ khai. Trong số hơn 30.000 cửa hiệu cầm đồ chính thức vẫn còn rất nhiều tiệm cầm đồ hoạt động bát nháo. Theo các chuyên gia tài chính, ngày càng có thêm nhiều tiệm cầm đồ hoạt động minh bạch với cách làm bài bản không chỉ là một tin vui với nhiều người dân có nhu cầu chính đáng về tài chính trong ngắn hạn, mà còn là một tín hiệu tốt đối với thị trường, giúp giảm hoạt động tín dụng đen.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN