Thực hư môi giới livestream 'chốt' cả chục lô đất giữa lúc thị trường 'đóng băng'

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Thông tin Giám đốc một sàn bất động sản ở Hà Nội livestream bán đất và có cả chục khách hàng chốt cọc giữa lúc thị trường "đóng băng" gây xôn xao. Tuy nhiên, nhiều ý kiến tỏ ra hoài nghi và cho rằng đây chỉ là “chiêu trò” để “lùa gà”, đánh bóng thương hiệu.

Livestream bán cả chục lô đất

Mạng xã hội mới đây lan truyền thông tin về việc Giám đốc một sàn bất động sản có địa chỉ ở Hà Nội livestream bán đất và chốt được cả chục lô đất giữa lúc kinh tế khó khăn, thị trường bất động sản “đóng băng”, không có giao dịch.

Theo nội dung livestream, đúng vào ngày vía Thần Tài (ngày 31/1), một người tự xưng là Giám đốc một sàn bất động sản có địa chỉ tại Hà Nội livestream chào bán các thửa đất ở phân lô đã có sổ đỏ tại xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) với giá “siêu rẻ” gần 300 triệu đồng/lô có diện tích 150m2. Kèm theo đó, khách hàng "chốt" mua sẽ được tặng kèm thêm 5 con mèo vàng. Kết thúc buổi livestream đã có cả chục hàng khác xuống tiền đặt cọc mua đất.

Giám đốc sàn bất động sản ở Hà Nội livestream bán đất và có cả chục khách hàng chốt cọc giữa lúc thị trường "đóng băng" gây xôn xao.

Giám đốc sàn bất động sản ở Hà Nội livestream bán đất và có cả chục khách hàng chốt cọc giữa lúc thị trường "đóng băng" gây xôn xao.

Ngay lập tức, bài đăng đã thu hút hàng nghìn lượt bình luận và hàng trăm lượt chia sẻ. Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là “chiêu trò” để “lùa gà”, đánh bóng thương hiệu của sàn bất động sản này.

Theo tìm hiểu, người livestream bán đất là ông Nguyễn Đạt Thực, Giám đốc Công ty CP Trung Thực Land có địa chỉ tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Trao đổi với PV, ông Thực cho biết, việc livestream bán đất và có chục khách hàng "chốt" mua đất mà công ty bán giữa lúc thị trường “đóng băng” là thật.

“Những lô đất công ty bán nằm ở huyện Nông Cống, đều là đất nền thổ cư, đã có sổ đỏ từng lô, vị trí gần khu công nghiệp. Kèm theo đó là chính sách ưu đãi và giá bán rẻ. Đồng thời, tôi là Admin của cộng đồng bán hàng online với tập khách hàng có tiềm lực tài chính nên việc mua lô đất vài trăm triệu thì cũng không khó”, vị Giám đốc Công ty CP Trung Thực Land lý giải.

Hợp đồng đặt cọc của khách hàng "chốt" mua đất trong buổi livestream. Ảnh: Đình Phong.

Hợp đồng đặt cọc của khách hàng "chốt" mua đất trong buổi livestream. Ảnh: Đình Phong.

Cũng theo Giám đốc Công ty CP Trung Thực Land, trong bối cảnh thị trường bất động sản khó khăn, những phương thức bán hàng truyền thống không còn hiệu quả. Vì vậy, Công ty buộc phải đổi mới chiến lược kinh doanh để có thể "cầm cự" giữa lúc thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

Nhiều sàn bất động sản đóng cửa, cho nhân viên nghỉ việc

Theo báo cáo từ Bộ Xây dựng, trước các diễn biến phức tạp của nền kinh tế, từ giữa quý III đến cuối năm 2022, hoạt động của các sàn giao dịch có dấu hiệu khó khăn hơn, lượng giao dịch bất động sản đã giảm so với thời gian đầu năm dẫn đến quy mô của các sàn giao dịch bất động sản giảm, số lượng môi giới bất động sản cũng giảm theo.

Do khó khăn của thị trường, hiện số lượng sàn môi giới hiện nay giảm mạnh, nhiều công ty bất động sản buộc phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động.

Do khó khăn của thị trường, hiện số lượng sàn môi giới hiện nay giảm mạnh, nhiều công ty bất động sản buộc phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động.

Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Hà – Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNRea) cho biết, giai đoạn cuối năm 2021, đầu năm 2022, với dòng tiền dễ được bơm vào thị trường, cộng với sự phục hồi của nền kinh tế và quá trình đô thị hóa đã kéo theo nhu cầu bất động sản tăng cao ở tất cả phân khúc.

Điều này đã góp phần tác động khiến thị trường bất động sản phát triển nóng, tình trạng “sốt đất” cục bộ diễn ra ở nhiều nơi, nhất là các địa phương có thông tin quy hoạch hạ tầng như sân bay, khu công nghiệp, cầu đường,... kéo theo sự phục hồi, hoạt động trở lại của các sàn giao dịch, môi giới bất động sản.

Nhưng từ cuối Quý II/2022 đến nay, thị trường bất động sản dần lao dốc và rơi vào trạng thái “ngủ đông” vì bị ảnh hưởng bởi những chính sách thắt chặt tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp cùng nhiều lý do khác.

Hệ quả của thực trạng trên là hàng loạt công ty, sàn môi giới phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động. Những công ty còn hoạt động thì đang ở mức cầm cự, phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, cắt giảm bộ máy nhân sự hoặc một nhân sự kiêm 2 đến 3 công việc để có thể sinh tồn. Thậm chí có doanh nghiệp giảm đến 60-70% lượng nhân sự và cắt giảm lương, nhiều công ty buộc phải cho nhân viên nghỉ Tết sớm.

Cũng theo ông Hà, khi thị trường gặp khó khăn thì đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất là môi giới, ước lượng số lượng môi giới đang hoạt động hiện nay chỉ còn khoảng 30 - 40% so với giai đoạn đầu năm 2022.

Theo các chuyên gia, để vượt khó các sàn giao dịch cần chủ động, linh hoạt, thay đổi phương án kinh doanh về thích ứng, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong bán hàng…

Nguồn: [Link nguồn]

Vay tiền tỷ lướt sóng đất nền thiếu pháp lý, nhà đầu tư ”ngậm trái đắng”

Kỳ vọng lãi nhanh với suất đầu tư của mình nhưng khi thị trường BĐS rơi vào trầm lắng và ghi nhận hiện tượng giảm giá nhiều nơi, nhiều nhà đầu tư vào đất nền thiếu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đình Phong ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN