Tài sản của hai người phụ nữ bí ẩn và quyền lực nhất Vingroup tăng “chóng mặt”

Vingroup đạt mức vốn hóa cao nhất trong lịch sử niêm yết, tài sản của các lãnh đạo chủ chốt của tập đoàn này tăng mạnh.

Chịu ảnh hưởng từ biến động mạnh của thị trường chứng khoán quốc tế và áp lực chốt lời của nhà đầu tư, thị trường chứng khoán Việt Nam có một tuần giao dịch đầy khó lường. Chỉ số tăng mạnh vào phiên đầu tuần, sau đó trồi sụt và giảm khá vào cuối tuần. Vùng 1000 điểm tiếp tục là trở ngại lớn khi thị trường đã ghi nhận ba lần thất bại kể từ đầu 2019.

Kết thúc tuần giao dịch từ 4 đến 8/3/2019, VN-Index vẫn ghi nhận mức tăng 5,62 điểm (0,6%), lên 985,25 điểm. Tổng lượng tiền đổ vào sàn HSX đạt 23.881 tỷ đồng. Còn trên sàn Hà Nội, HNX-Index tăng 0,96 điểm (0,9%) lên 108,22 điểm, thanh khoản mua bán đạt 3.390 tỷ đồng.

Về giao dịch của khối nhà đầu tư nước ngoài, trên sàn HOSE, khối này ghi nhận 2 phiên mua ròng và 3 phiên bán ròng. Giá trị rút ròng là gần 200 tỷ đồng. Trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài có 4 phiên mua ròng và 1 phiên bán ròng. Giá trị mua ròng trên sàn này là 78 tỷ đồng. Tổng cộng trên cả ba sàn, khối này bán ròng gần 87 tỷ đồng, giảm mạnh so với tuần trước (bán 1.183 tỷ đồng).

Trong tuần qua, các nhóm cổ phiếu giao dịch tốt nhất là dầu khí, ngân hàng. Trong ngành dầu khí, các mã tăng rất tích cực như PLX, PVB, PVD, BSR. Còn trong nhóm nhà băng, VCB, BID, CTG, SHB là các cổ phiếu tâm điểm.

Các cổ phiếu thị giá nhỏ và mang tính đầu cơ cao cũng thu hút được dòng tiền lớn từ nhiều nhà đầu tư mạo hiểm. Điển hình trong nhóm này là FLC, HAG, FIT, DLG, QCG, PPI.

Trong khối “đại gia”, VIC của Vingroup là cổ phiếu tăng tốt nhất và đóng góp lớn vào kết quả của thị trường. Trong tuần, Vingroup đón nhận một thông tin tích cực: hãng xe Vinfast công bố hoàn thành thử nghiệm dây chuyền sản xuất ô tô tại Hải Phòng và chiếc Lux SA2.0 đã chính thức lăn bánh thành công. Kết tuần giao dịch, VIC tăng 3000 đồng lên 118.100 đồng/cổ phiếu, tương ứng tăng 2,6% giá trị. Đây là ngưỡng giá cao nhất từ trước đến nay của VIC.

Tài sản của hai người phụ nữ bí ẩn và quyền lực nhất Vingroup tăng “chóng mặt” - 1

Cổ phiếu của Vingroup tiếp tục đạt đỉnh mới trong tuần vừa qua.

Cùng với đà khởi sắc của VIC kể từ đầu 2019 đến nay, khối tài sản chứng khoán của các lãnh đạo chủ chốt của Vingroup cũng tăng “chóng mặt”. Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng đã nâng tài sản cổ phiếu lên mức 220.280 tỷ đồng. Vợ của ông Vượng là bà Phạm Thu Hương (Phó Chủ tịch HĐQT Vingroup, sở hữu 151 triệu cổ phiếu VIC) cũng có thêm 453 tỷ đồng trong tuần qua, nâng khối tài sản lên 17.840 tỷ đồng. Còn em gái bà Hương là bà Phạm Thúy Hằng (Phó Chủ tịch HĐQT Vingroup, sở hữu 100,9 triệu cổ phiếu VIC) cũng có thêm 302 tỷ đồng, nâng khối tài sản cổ phiếu lên khoảng 11.910 tỷ đồng.

Ngoài ra trong nhóm bluechips, VHM (Vinhomes) tăng 0,5%, SAB (Sabeco) tăng 1,2%, VJC (Vietjet Air) tăng 0,6%, MSN (Masan) tăng 0,9%. Ở chiều ngược lại, VNM (Vinanilk) lại giảm 3,1% hay HPG (Hòa Phát) mất 0,9%.

Cổ phiếu nằm trong “tâm bão” tuần qua là YEG của Tập đoàn Yeah1 sau khi Youtube thông báo chấm dứt thỏa thuận lưu trữ nội dung (CHSA) sau ngày 31/3 đối với hệ thống các công ty con và công ty tài chính của công ty này. Cụ thể, YEG ghi nhận 5 phiên giảm sàn liên tiếp từ mức 245.000 đồng/cổ phiếu xuống 170.600 đồng/cổ phiếu, tương ứng giảm 74.400 đồng trên mỗi cổ phiếu hay 30,3% giá trị.

VIC tăng 2,6%, ông Vượng có thêm hơn 5,5 nghìn tỷ đồng trong tuần qua

Thị trường chứng khoán có tuần hồi phục nhẹ với diễn biến giằng co và rung lắc mạnh, VN-Index tiếp tục thất bại trước...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Sơn ([Tên nguồn])
Tỷ phú Phạm Thu Hương Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN