Thùng rác kho báu mỗi năm “nhả” hàng trăm triệu đồng

Một người đàn ông chuyên đi nhặt rác từ bãi rác của các nhà giàu coi đó như là một “thú vui”. “Thú vui” này mang lại cho ông trung bình 30 – 40 USD mỗi ngày.

Ông Jake Orta, 56 tuổi ở Sanfrancisco (Mỹ), đã trở thành hàng xóm của tỷ phú thế giới Mark Zuckerberg sau khi nhận được căn nhà trợ cấp từ chính phủ. Kể từ đó, ông trở thành một người làm công việc nhặt rác toàn thời gian khi bắt đầu tìm kiếm những đồ bỏ đi có giá trị từ nhà hàng xóm tỷ phú của mình.

Thùng rác kho báu mỗi năm “nhả” hàng trăm triệu đồng - 1

Ông Orta là một phần của nền kinh tế ngầm gồm những người làm việc vỉa hè trước những ngôi nhà trị giá hàng triệu đô la, lục lọi những thứ họ có thể bán. (Nguồn: NYTimes)

Ông sống trong một căn hộ nhỏ nhưng ngập “rác” bởi các vật dụng trong nhà đều do ông nhặt về được. Trong thời gian sống ở đây, ông Orta đã tìm thấy rất nhiều vật dụng bị bỏ đi nhưng vẫn có thể dùng tốt, thậm chí là chúng còn rất mới, như máy sấy tóc, máy hút bụi, máy pha cà phê, chiếc mũ bảo hiểm màu hồng trong thùng rác của CEO Facebook. Có lần Orta nhặt được iPad mới cứng từ bãi rác của một nhà giàu khác.

Ông Orta coi đó là một “thú vui” và ví mình giống như một thợ săn kho báu. “Những thứ người ta vứt đi luôn khiến tôi kinh ngạc, bạn sẽ không thể biết họ đã vứt đi những thứ như thế nào”, ông Orta chia sẻ, ông thường tìm được những chiếc quần, áo khoác hàng hiệu còn rất mới, thậm chí là điện thoại và đồng hồ đeo tay cực kỳ đắt tiền. Tất cả chúng đều đáng giá cả một gia tài. Ông cũng cho biết mỗi ngày ông có thể kiếm được 30 – 40 USD (700.000 – 900.000 VND), khoảng 300 USD một tuần (7 triệu VND).

Việc nhặt rác là bất hợp pháp ở California - một khi thùng rác được kéo ra vỉa hè, toàn bộ số rác được coi là sở hữu của công ty thu gom rác, theo Robert Reed, phát ngôn viên của Recology, công ty đã ký hợp đồng thu gom rác San Francisco. Nhưng luật pháp hiếm khi được thực thi đối với những tình huống này.

Câu chuyện của ông Orta cho thấy một phần về khoảng cách giàu nghèo tại đất nước giàu nhất thế giới. Những người nhặt rác xuất hiện ở nhiều thành phố của Hoa Kỳ và giống như tình trạng vô gia cư tràn lan ở San Francisco, là một dấu hiệu của sự cực đoan của chủ nghĩa tư bản Mỹ: Một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới và một người nhặt rác, chỉ sống cách nhau vài bước chân.

Thùng rác kho báu mỗi năm “nhả” hàng trăm triệu đồng - 2

Một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới và một người nhặt rác, chỉ sống cách nhau vài bước chân. (Nguồn: NYTimes)

Orta bán những gì ông nhặt được tại các chợ cóc trên phố hoặc chợ phiên thứ bảy. Thường thì đồ chơi trẻ em ít khi có người mua, trong khi quần áo phụ nữ lại là thứ dễ bán, những chiếc quần jean của nhà giàu có thể được bán lại từ 5 đến 10 đô.

Vào tháng 3 vừa qua, ông Orta đã nhặt được một hộp đựng cốc, đĩa và dĩa bằng bạc trong thùng rác của một nhà giàu như thể một bữa tiệc ở các lâu đài châu Âu vừa diễn ra. “Làm thế nào để anh có được chúng?”, William Washington, một trong những “đồng nghiệp” của ông Orta đã phải thốt lên khi nhìn thấy những món đồ này, “rác rưởi của một người đôi khi lại là kho báu của một người khác.”

Con nhà giàu ở ”châu lục nghèo nhất thế giới” tiêu tiền như thế nào?

Cách “đốt tiền” của những đứa trẻ giàu có ở châu Phi cũng không kém cạnh bất cứ hội cậu ấm cô chiêu nào trên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo NYTimes) ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN