Đấu giá núi rác khổng lồ “ngủ quên” ở Việt Nam

Bộ Tài chính vừa đề xuất phương án để xử lý dứt điểm toàn bộ các lô hàng phế liệu tồn đọng tại các cảng hiện nay.

Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý hàng tồn đọng là phế liệu tại cảng biển, Bộ Tài chính cho biết, tính đến ngày 15/2, có 23.453 container phế liệu đang lưu giữ tại cảng biển thuộc Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.

Trong số này, các container đã lưu giữ trên 90 ngày có 9.825 container, còn lại là 7.048 container lưu giữ dưới 30 ngày và 6.580 container lưu giữ từ 30 ngày đến 90 ngày.

Riêng với 9.825 container đã lưu giữ trên 90 ngày, Bộ Tài chính đã có văn bản chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố thông báo tìm chủ hàng. Tuy nhiên, lượng container có người đến nhận hoặc xác định được chủ hàng chỉ là 955 container, còn lại là hàng không có người đến nhận.

Đấu giá núi rác khổng lồ “ngủ quên” ở Việt Nam - 1

Tính đến 15/2, có 23.453 container phế liệu đang lưu giữ tại cảng biển Việt Nam.

Điều khó khăn theo Bộ Tài chính là làm sao yêu cầu các hãng tàu vận chuyển các lô hàng tồn đọng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Ví dụ, tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, các hãng tàu chưa thực hiện tái xuất các lô hàng tồn đọng. Một số địa phương khác, các hãng tàu đã nhận trách nhiệm tái xuất nhưng thực tế thì chưa thực hiện.

Bộ Tài chính cho rằng, cần sớm có biện pháp xử lý dứt điểm toàn bộ các lô hàng phế liệu hiện nay.

Bộ Tài chính đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính thành lập Tổ công tác liên ngành với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) là Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành và thành viên là các đơn vị chức năng liên quan.

Bước 1, theo Bộ Tài chính, cần thành lập Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng với Chủ tịch là Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố. 

Cơ quan này sau đó sẽ kiểm kê, phân loại hàng, xác định rõ hàng hóa tồn đọng là chất thải, chất thải nguy hại, phế liệu tồn đọng đạt hay không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Sau rà soát, kiểm kê, Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng sẽ quyết định bán đấu giá lô hàng là phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Với lô hàng là chất thải, chất thải nguy hại, phế liệu không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, cơ quan hải quan yêu cầu hãng tàu có trách nhiệm thực hiện việc vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Nếu hãng tàu không thực hiện, cơ quan hải quan lập danh sách các hãng tàu để làm cơ sở kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu biện pháp cưỡng chế, xử lý hoặc dừng việc cấp phép ra, vào cảng biển Việt Nam.

“Quá 30 ngày kể từ ngày cơ quan hảị quan thông báo nhưng hãng tàu chưa thực hiện vận chuyển lô hàng đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng sẽ quyết định biện pháp xử lý bằng hình thức tiêu hủy” Bộ Tài chính kiến nghị.

Chi phí tiêu hủy theo Bộ Tài chính sẽ trích từ tiền thu được sau khi bán đấu giá đối với lô hàng là phế liệu đạt quy chuẩn quốc gia về môi trường.

Đại gia ô tô mơ làm xe bọc thép: 1 thời hoành tráng nay hoang tàn phế liệu

Từ DN làm ăn phát đạt, với tham vọng không chỉ sản xuất ô tô mà cả xe bọc thép, giờ Nhà máy ô tô Vinaxuki sắp trở...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Linh ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN