Những startup được Shark Hưng "rót" vốn giờ ra sao?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Được Shark Hưng "rót" vốn thông qua chương trình Shark Tank Việt Nam, không ít start up đã gặt hái được những thành công bước đầu.

Mạng xã hội Astra

Giao diện của mạng xã hội Astra. 

Giao diện của mạng xã hội Astra. 

Mạng xã hội Astra xuất hiện trên "Shark Tank Vietnam" vào tháng 9/2019 và gọi vốn thành công 1 triệu USD từ Shark Phạm Thanh Hưng (Shark Hưng)- Phó Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thế Kỷ (Cen Group) là thương vụ khiến không ít người bất ngờ.

Trong phần giới thiệu, CEO Astra cho biết, đây là mạng xã hội đầu tiên có công nghệ trả thưởng cho người dùng, áp dụng công nghệ Blockchain để minh bạch trả thưởng. Nhà sáng lập mong muốn trong 5 năm tới startup sẽ chiếm 5% thị phần du lịch online toàn cầu và đưa Astra thành một trong những công ty công nghệ du lịch hàng đầu thế giới và khu vực.

Tuy nhiên, cách xây dựng mạng xã hội dựa trên giả định thưởng và cho tiền user của Astra khiến các nhà đầu tư băn khoăn.

Shark Nguyễn Thanh Bình cho rằng đây là mô hình đã được làm từ cách đây 20 năm và tất cả mô hình kinh doanh kiểu ấy đều tạo ra rất nhiều phiền toái. Chủ tịch NextTech từ chối đầu tư và nhận xét mô hình trả thưởng mà Astra hướng đến ngay từ đầu là không khả thi, không bền vững. 

Đồng quan điểm, lần lượt Shark Dzung Nguyễn, Shark Nguyễn Thanh Việt và Shark Đỗ Liên tuyên bố rút lui khỏi cuộc chơi.

Thế nhưng, Astra bất ngờ nhận được lời đề nghị đầu tư từ Shark Phạm Thanh Hưng. Sau khi thương lượng, 2 bên đồng ý mức đầu tư 1 triệu USD cho 15% cổ phần, trong đó 150.000 USD cho 5%, 850.000 USD cho 10% cổ phần còn lại kèm điều kiện.

Tìm hiểu về Astra, doanh nghiệp thành lập tháng 7/2019 với tên gọi đầy đủ là Công ty Cổ phần Công nghệ Astra toàn cầu, trụ sở tại: Tầng 6, tòa nhà Sannam, Số 78 Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội.

Vốn điều lệ của công ty này thời điểm mới thành lập là 26 tỷ đồng với 4 cổ đông sáng lập gồm: ông Nguyễn Văn Tiệp góp 7,28 tỷ tương ứng 28% vốn điều lệ. Các cổ đông còn lại là: ông Phùng Văn Huân, ông Đinh Thế Phùng, bà Nguyễn Thị Thanh Hoa mỗi người nắm giữ 24% cổ phần Astra (khoảng 6,24 tỷ).

Ngoài ra, Astra đồng thời cũng đã được rót vốn bởi 2 nhà đầu tư thiên thần lớn nhất kiêm cố vấn là ông Trịnh Nguyễn Hùng Dũng (Chủ tịch HĐQT Công ty du lịch thiên niên kỷ, Phó Chủ tịch HĐQT công ty Eracruises), ông Trần Văn Long (Chủ tịch HĐQT Công ty Du Lịch Việt).

Chi sẻ về việc đầu tư 1 triệu USD vào một startup mạng xã hội du lịch ngay cả khi chưa ra mắt sản phẩm, Shark Hưng cho rằng, thị trường du lịch tại Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng nhưng chúng ta không khai thác được.

Trong năm 2019, Việt Nam đón 18 triệu lượt khách Quốc tế nhưng mới bằng 1 phần so với đất nước Thái Lan. Trong khi đó Thái Lan cũng có nhiều điều kiện tương đồng như Việt Nam. Như vậy, du lịch có thể mang sự thu hút khách quốc tế đến Việt Nam, đồng thời cũng là phương tiện, công cụ kéo thế giới đến Việt Nam.

Startup du lịch Luxstay

Startup Luxstay gọi vốn thành công 6 triệu USD trên Shark Tank Việt Nam. 

Startup Luxstay gọi vốn thành công 6 triệu USD trên Shark Tank Việt Nam. 

Cuối tháng 11/2019, Shark Hưng cùng Sơn Tùng M-TP và Shark Nguyễn Thanh Việt đã tổ chức lễ lý kết hợp đồng đầu tư vào startup du lịch Luxstay. Theo như cam kết, Shark Hưng sẽ rót vốn 1 triệu USD vào Luxstay và được thêm chứng quyền 1 triệu USD nữa, cho khoảng 5% cổ phần của startup này.

Theo Shark Hưng, đối với lĩnh vực như Luxstay sẽ không phản ánh hết con số tình trạng kinh doanh và ông cũng chưa đánh giá được con số đó là bao nhiêu. Tuy nhiên, ông Hưng tin rằng với việc đầu tư công nghệ, Luxstay có được không phải là doanh thu bao nhiêu, quan trọng là có bao nhiêu căn nhà đã nằm trong hệ thống, có bao nhiêu lượt đặt phòng và doanh thu từ đó mới là quan trọng.

Hoạt động từ năm 2016, Luxstay đang cung cấp nền tảng đặt phòng, căn hộ, biệt thự... ở hầu hết các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Việt Nam. 

Trước khi bắt đầu vòng gọi vốn Serie A với mục tiêu kêu gọi 10 triệu USD, CEO của Luxstay kỳ vọng có thể gọi 600.000 USD cho 1% cổ phần và tỉ lệ phát hành tối đa cho vòng gọi vốn lần này là 20%. Tuy nhiên, thực tế lại được cam kết đầu tư 6 triệu USD, đổi lấy xấp xỉ 17% vốn.

Hiện, Luxstay đã gọi được hàng triệu USD vốn đầu tư từ các quỹ ngoại, đặt mục tiêu đạt doanh thu trên 300 triệu USD vào năm 2023.

Nền tảng công nghệ đầu tư chung bất động sản Revex

CenGroup công bố đầu tư 1 triệu USD vào Revex.

CenGroup công bố đầu tư 1 triệu USD vào Revex.

Sáng ngày 18/02/2020, CenGroup chính thức công bố đầu tư Revex – Nền tảng công nghệ đầu tư chung bất động sản với mức đầu tư 1 triệu USD.

Phân khúc khách hàng mà Revex hướng đến là các cá nhân có thể đầu tư từ 1 triệu đồng. Các nhà đầu tư có thể góp vốn để cùng đầu tư chung, tuỳ vào năng lực tài chính của mình.

Thành lập từ năm 2018, Revex được xây dựng trên nền tảng Smart Contract (hợp đồng thông minh) với nền tảng Blockchain. Các giao dịch được thực hiện và ghi nhận vào hệ thống bằng các hợp đồng online là phiên bản mới nhất (2.0) của công nghệ Blockchain.

Các hợp đồng khi được ghi nhận thì không thể sửa hoặc thay đổi được do đó sẽ đảm bảo được tính công khai, minh bạch của giao dịch và sự toàn vẹn của thông tin.

Các gói đầu tư sẽ được đánh mã để đảm bảo đầu tư chính xác lượng vốn vào tài sản, loại bỏ khả năng đầu tư vượt giá trị tài sản.

Revex ra đời mang đến một phương thức đầu tư mới trong lĩnh vực bất động sản. Với khách hàng có nguồn vốn ít, thông qua Revex cũng có thể dễ dàng đầu tư được vào bất động sản thay vì phải huy động nguồn vốn lớn như trước kia. 

Với thị trường bất động sản, đây sẽ là một phương thức giao dịch mới, tháo gỡ những ách tắc cho các dự án bất động sản.

Nguồn: [Link nguồn]

Ông chủ chuỗi GoGi, Vuvuzela có còn ”hốt bạc” nhờ bia, thịt nướng?

"Cú đấm" Covid-19 khiến Golden Gate đối mặt với hàng loạt thách thức, nhiều nhà hàng treo biển đóng cửa, một số...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bạch Hiền ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN