Ngân hàng Nhà nước có chỉ đạo bất ngờ liên quan tăng trưởng tín dụng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Ngân hàng nào có tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt từ 80% chỉ tiêu đã thông báo từ đầu năm nay, sẽ được chủ động tăng thêm dư nợ tín dụng.

Đây là chỉ đạo mới nhất được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát đi vào cuối ngày 28-8.

Theo đó, NHNN đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng thông báo mức tăng trưởng tín dụng tăng thêm theo nguyên tắc cụ thể, bảo đảm công khai, minh bạch. Những ngân hàng thương mại nào có tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt từ 80% chỉ tiêu đã thông báo đầu năm 2024 sẽ được chủ động điều chỉnh tăng thêm dư nợ tín dụng dựa trên cơ sở điểm xếp hạng.

"Việc bổ sung hạn mức này là sự chủ động của NHNN mà các tổ chức tín dụng không cần phải đề nghị", văn bản của cơ quan này khẳng định.

Từ đầu năm 2024, NHNN đã giao toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng ở mức khoảng 15%.

Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng hiện ở mức thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đề ra

Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng hiện ở mức thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đề ra

Đến ngày 26-8, tín dụng toàn hệ thống tăng 6,63% so với cuối năm ngoái, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu định hướng đầu năm. Đáng chú ý, mức tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng không đồng đều, có ngân hàng tăng trưởng thấp, thậm chí tăng trưởng âm trong khi một số đơn vị khác tăng sát chỉ tiêu NHNN đã thông báo. Do đó, NHNN chủ động điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, đồng thời tiếp tục triển khai chủ trương của Quốc hội, Chính phủ về dỡ bỏ dần biện pháp giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.

Ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, trong nửa đầu năm nay, một số ngân hàng có mức tăng tín dụng cao trên 10% như VPBank, MB, Nam A Bank, MSB, HDBank, ACB, Techcombank, LPBank… 

Cùng với việc giao thêm chỉ tiêu tín dụng, NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng phải tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, lành mạnh, hạn chế nợ xấu gia tăng và phát sinh; hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực là động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Đồng thời, tiếp tục duy trì ổn định mặt bằng lãi suất tiền gửi và tăng cường triển khai các giải pháp tiết giảm chi phí hoạt động, đơn giản hóa thủ tục cho vay, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số để giảm lãi suất cho vay.

Nguồn: [Link nguồn]

Không ít người dùng mở thẻ tín dụng xong không sử dụng nhưng vẫn phải đóng đủ loại phí, toát mồ hôi để đi đóng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thái Phương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN