Lý do tháp nghìn tỉ trơ khung trên ''đất vàng'' Hà Nội bán mãi không xong

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Vicem cho biết, việc thực hiện chuyển nhượng dự án tòa tháp nghìn tỉ nằm trơ khung tại Khu đô thị mới Cầu Giấy (Hà Nội) theo hình thức “bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất” gặp vướng mắc. Đồng thời, việc tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng dự án cũng khó khăn.

Nhiều vướng mắc

Trao đổi với Tiền Phong về lý do sau nhiều năm không thể chuyển nhượng Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem bỏ hoang tại Khu đô thị mới Cầu Giấy (Hà Nội), đại diện Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) cho biết, để tránh lãng phí tài sản nhà nước, trong giai đoạn 2016-2021, Vicem nhiều lần đề nghị Bộ Xây dựng cho phép lập phương án, tìm kiếm đối tác chuyển nhượng tòa tháp để hoàn vốn đầu tư. Bộ Xây dựng cũng báo cáo và được Thủ tướng chấp thuận chủ trương cho Vicem chuyển nhượng dự án vào năm 2017.

Tuy nhiên, theo Vicem việc chuyển nhượng dự án diễn ra trong giai đoạn thị trường bất động sản, đặc biệt phân khúc trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, năm 2015, dự án tạm dừng thi công, đã phát sinh một số vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư. Do vậy, đến nay dự án vẫn không chuyển nhượng được theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Việc thực hiện chuyển nhượng dự án tòa tháp nghìn tỉ nằm tại Khu đô thị mới Cầu Giấy (Hà Nội) theo hình thức “bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất” gặp khó khăn, vướng mắc.

Việc thực hiện chuyển nhượng dự án tòa tháp nghìn tỉ nằm tại Khu đô thị mới Cầu Giấy (Hà Nội) theo hình thức “bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất” gặp khó khăn, vướng mắc.

Cụ thể, phương án sắp xếp, xử lý nhà đất theo hình thức “bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất” chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt. Chưa xác định được giá trị tài sản trên đất do vướng mắc, tranh chấp kéo dài liên quan đến một số gói thầu của dự án.

Đồng thời, giá trị quyền sử dụng đất của Lô đất 10E6 chưa được UBND TP Hà Nội phê duyệt giá đất cụ thể.

Ngoài ra, vướng mắc do không thống nhất nội dung giữa các tài liệu về mục tiêu đầu tư của dự án như quyết định phê duyệt dự án, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo đó, tại quyết định số 1510/QĐ-XMVN ngày 23/9/2010, mục tiêu đầu tư dự án là: “Trung tâm điều hành hoạt động của VICEM, kết hợp với việc kinh doanh cho thuê văn phòng, thương mại.

Tại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mục tiêu là “Xây dựng Trung tâm điều hành và giao dịch VICEM. Trong khi đó, tại giấy chứng nhận đầu tư của UBND TP Hà Nội cấp ngày 20/9/2010, mục tiêu là: “Xây dựng trụ sở làm việc của Tổng công ty Xi măng Việt Nam và các đơn vị thành viên, hội trường và dịch vụ thương mại".

“Do mục tiêu thể hiện không thống nhất như trên, dẫn đến hạn chế các nhà đầu tư quan tâm đến việc chuyển nhượng dự án do giấy chứng nhận đầu tư của dự án không đề cập đến chức năng kinh doanh cho thuê văn phòng. Để thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm, VICEM cần hoàn thiện lại các hồ sơ pháp lý liên quan cho phù hợp với mục tiêu đầu tư đã được duyệt”, báo cáo của Vicem nêu rõ.

Ngoài ra, do dự án dở dang kéo dài hơn 10 năm và còn một số tồn tại của các gói thầu nên việc tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng dự án cũng gặp khó khăn.

Đề xuất giảm vốn đầu tư còn 2.354 tỉ đồng

Lý giải về đề xuất tiếp tục hoàn thiện dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem để kinh doanh, khai thác, đại diện Vicem cho biết, đề xuất này dựa trên nhu cầu thực tế của Vicem sau nhiều năm doanh nghiệp để hoang hóa toà nhà.

Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem bỏ hoang tại Khu đô thị mới Cầu Giấy (Hà Nội) gây lãng phí.

Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem bỏ hoang tại Khu đô thị mới Cầu Giấy (Hà Nội) gây lãng phí.

“Tổng công ty và các đơn vị thành viên đang thiếu không gian làm việc. Trụ sở làm việc của Vicem là tòa nhà 8 tầng cũ xây dựng từ năm 1980 hiện đã xuống cấp, diện tích chật hẹp, cải tạo sửa chữa nhiều lần và lộ giới an toàn đường sắt cắt ngang lối vào trụ sở nên tiềm ẩn rủi ro về an toàn giao thông. Trụ sở mới sẽ đáp ứng được quy mô phát triển của doanh nghiệp, có không gian làm việc, phòng họp, văn phòng giao dịch, giới thiệu sản phẩm… Đây cũng là công trình mang tính biểu tượng của Vicem”, đại diện Vicem nói.

Cũng theo Vicem, nếu được chấp thuận, doanh nghiệp cũng lên phương án điều chỉnh và đầu tư hoàn thiện dự án tòa tháp theo hướng tiết giảm chi phí đầu tư với tổng mức đầu tư sơ bộ điều chỉnh của dự án xuống còn khoảng 2.354 tỉ đồng. Đến thời điểm hiện tại, Tổng công ty đã đổ khoảng 1.200 tỉ vào dự án này. Về nguồn vốn thực hiện, Vicem cho biết sẽ sử dụng nguồn vốn tự có.

Trước đề nghị của Vicem, Bộ Xây dựng mới đây đã đề xuất Thủ tướng cho Vicem tiếp tục hoàn thiện tòa tháp ngàn tỉ là trung tâm điều hành và giao dịch Vicem để đưa vào kinh doanh, khai thác sau hơn 8 năm dừng xây dựng.

Để có cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, Văn phòng Chính phủ cũng vừa có văn bản gửi 4 Bộ: Tư pháp, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường đề nghị cho ý kiến về đề nghị của Bộ Xây dựng đối với dự án tòa tháp trung tâm điều hành và giao dịch Vicem.

Dự án tòa tháp trung tâm điều hành và giao dịch Vicem do Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) – doanh nghiệp do Bộ Xây dựng làm đại diện 100% vốn nhà nước làm chủ đầu tư, được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2010, khởi công xây dựng tháng 5/2011 với quy mô 31 tầng nổi, 4 tầng hầm, tổng vốn đầu tư xây dựng sau điều chỉnh khoảng 2.743 tỉ đồng. Mục tiêu đầu tư tòa tháp ngàn tỉ của Vicem là xây dựng trụ sở làm việc của tổng công ty, các đơn vị thành viên, hội trường và trung tâm thương mại quảng bá sản phẩm. Tuy nhiên, sau 5 năm xây dựng hoàn thành phần thô của tòa tháp, từ tháng 8/2015, Vicem bất ngờ để hoang hóa, lãng phí đến nay.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhà 43 tuổi cũ nát ”lột xác” đẹp như khách sạn sang - xịn sau cải tạo

Căn nhà xây dựng từ những năm 1980, chủ nhà lại có thói quen để đồ bừa bãi nên nhìn lúc nào cũng bừa bộn, tối tăm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đình Phong ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN