Lần đầu tiên Việt Nam có dự án BOT được đưa ra đấu thầu chọn nhà đầu tư quốc tế

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Việc chọn nhà đầu tư thực hiện dự án BOT sẽ đưa ra đấu thầu quốc tế nhưng giới hạn với sự tham gia của các doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam.

Ngày 24/7, ông Diệp Bảo Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long (chủ đầu tư) - Bộ Giao thông vận tải, cho biết đang triển khai các thủ tục đấu thầu quốc tế về thiết kế dự án "Thành phần 1 xây dựng đường Tân Vạn (Q.9, TP.HCM) - Nhơn Trạch (Đồng Nai)", thuộc tuyến đường vành đai 3 TP.HCM.

Dự án "Thành phần 1" được chia thành 2 dự án thành phần gồm: Dự án thành phần 1A dài 8,75km có tổng mức đầu tư 5.330 tỉ đồng, trong đó đầu tư bằng nguồn vốn ODA (190,9 triệu USD) vay Chính phủ Hàn Quốc và 1.149,4 tỷ đồng vốn đối ứng Nhà nước. Riêng chi phí giải phóng mặt bằng do các địa phương là tỉnh Đồng Nai và TP.HCM chi trả.

Nếu có đường vành đai 3 TP.HCM "chia lửa" sẽ kéo giảm kẹt xe trên quốc lộ 1 (Q.12) - đường vành đai 2 TP.HCM. 

Nếu có đường vành đai 3 TP.HCM "chia lửa" sẽ kéo giảm kẹt xe trên quốc lộ 1 (Q.12) - đường vành đai 2 TP.HCM. 

Còn ở dự án thành phần 1B dài 8,96km có tổng mức đầu tư 3.931 tỷ đồng theo hình thức BOT (xây dựng, kinh doanh và chuyển giao).

Chủ đầu tư dự án cho biết, theo thỏa thuận trong hiệp định giữa chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc về vốn vay ODA, việc chọn nhà đầu tư thực hiện dự án BOT sẽ đưa ra đấu thầu quốc tế nhưng giới hạn với sự tham gia của các doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam.

Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long cho biết, kế hoạch triển khai thi công dự án đường vành đai 3 trong giai đoạn 2021 - 2025.

Được biết, trước đó, bộ Giao thông vận tải đã ban hành quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch giai đoạn 1 thuộc đường vành đai 3 TP.HCM. Trong đó, xác định mục tiêu của dự án là rút ngắn hành trình từ huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến TP.HCM và tỉnh Bình Dương.

Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi vận chuyển hàng hóa, tăng cường trao đổi thương mại, phân luồng từ xa và giảm ách tắc cho các tuyến đường nội thị TP.HCM; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Đông và Tây Nam bộ.

Nguồn: [Link nguồn]

Đại gia tuần qua: Đại gia nước mắm thâu tóm thương hiệu cafe nổi tiếng bất thành

Masan Beverage chỉ mua được 20% số cổ phiếu đăng ký của Vinacafe Biên Hòa và chưa thể hoàn thành mục tiêu sở hữu 100% vốn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vũ Đậu ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN