Khu ổ chuột nhưng người giàu cũng muốn ở, sắp thành trung tâm siêu giàu có

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Dharavi là khu ổ chuột lớn nhất Ấn Độ, nơi sinh sống của hơn nửa triệu người, nhưng nó cũng là vùng đất đắc địa ở trung tâm tài chính Mumbai.

Khu ổ chuột lớn nhất Ấn Độ, nơi có khoảng nửa triệu người sống trong cảnh tồi tàn, sẽ được chuyển đổi sau khi Tập đoàn Adani đấu thầu 50,7 tỷ rupee (613 triệu USD) để giành quyền tái phát triển Dharavi. Tuy nhiên cư dân cũng đã rất lo lắng về đề xuất chỉnh trang đô thị.

Khu dân cư, với những con đường hẹp và những tòa nhà đổ nát, từ lâu đã được coi là nơi chướng mắt ở trung tâm Mumbai. Nhưng khu vực này nằm trên bất động sản đắc địa ở thủ đô tài chính và kinh doanh của Ấn Độ, ngay gần khu phức hợp Bandra Kurla, một trung tâm kinh doanh giữa hai tuyến đường sắt chính.

Khu ổ chuột nhưng người giàu cũng muốn ở, sắp thành trung tâm siêu giàu có - 1

Vào thế kỷ 18, Dharavi chỉ là một đầm lầy, sau này trở thành một làng chài. Khi Mumbai bắt đầu công nghiệp hóa, những người thợ thuộc da đã định cư ở khu vực này. Sau đó, các thợ gốm từ Saurashtra và Kutch cũng chuyển đến. Nằm giữa 2 tuyến đường sắt và gần một con sông, Dharavi là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và cộng đồng di cư từ khắp Ấn Độ.

Dharavi lại nằm trên một khu đất được coi là đắc địa ở thủ đô tài chính và kinh doanh của Ấn Độ, ngay gần khu phức hợp Bandra Kurla – trung tâm kinh doanh giữa 2 tuyến đường sắt chính của thành phố.

Dù là khu ổ chuột, nơi này còn có cả những bác sĩ, luật sư, kế toán và cả những người có thu nhập cao, ổn định sinh sống. Lý do họ không muốn rời đi là vì mối quan hệ thân thiết giữa những người hàng xóm với nhau.

Theo Dự án Tái phát triển Dharavi được đề xuất, bộ phận bất động sản của Tập đoàn Adani sẽ hợp tác với chính phủ để thay thế khu nhà ổ chuột trong khu vực bằng các khu chung cư cao tầng, trong “bước tiến lớn đầu tiên hướng tới một Mumbai không có khu ổ chuột”.

Nhưng Samya Korde, chủ tịch Đảng Nông dân và Công nhân Ấn Độ, người lớn lên trong khu ổ chuột, lưu ý rằng đề xuất của Tập đoàn Adani thiếu chi tiết, bao gồm cả thời gian của những thay đổi.

Tập đoàn Adani cũng cho biết họ sẽ di dời tất cả cư dân hiện tại bằng chi phí của mình và phần đất dư thừa có thể được bán cho các nhà phát triển khác để kiếm lời. Nhưng nhiều nhà phân tích cảm thấy rằng tập đoàn, thuộc sở hữu của người đàn ông giàu nhất Ấn Độ Gautam Adani, không nên thu lợi nhuận từ mảnh đất nơi nhiều thế hệ cư dân Dharavi đã sinh sống và lập nghiệp.

Bharat Dordia là cư dân của khu Kumbharwada thuộc Dharavi, khu sản xuất đồ gốm sứ với lối đi nhỏ hẹp và khói dày đặc bốc ra từ những lò nung mà gia đình ông gọi là “nhà” trong suốt 60 năm. Ngôi nhà của Dordia có 2 tầng và được coi là rộng rãi trong khu ổ chuột này. Ông đang lo ngại về thu nhập của gia đình trong tương lai vì ông chỉ được phân chia một không gian rất nhỏ trong kế hoạch tái phát triển.

Song, một số cư dân trẻ lại tỏ ra hào hứng. Shabana Khan, một sinh viên 18 tuổi, sống trong một ngôi nhà nhỏ, với 1 phòng ngủ, cùng 6 thành viên trong gia đình. Mọi người thường xuyên phải sử dụng phòng tắm công cộng. Khan chia sẻ: “Tôi rất mong đợi được sống trong một ngôi nhà hiện đại với phòng tắm riêng.”

Nguồn: [Link nguồn]

Tại sao doanh nghiệp bầu Đức ”khất nợ” lô trái phiếu nghìn tỷ?

Cổ phiếu của bầu Đức HAG vẫn ghi nhận đà tăng khá tốt trong phiên hôm nay bất chấp tin xin hoãn thời hạn thanh toán trái phiếu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo SCMP) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN