Không khai báo y tế, trốn khỏi nơi cách ly có thể bị phạt tới 50 triệu đồng

Theo các luật sư, hành động không khai báo y tế, trốn khỏi nơi cách ly có thể bị phạt tới 50 triệu đồng.

Tối 6/3, Hà Nội họp khẩn thông tin về ca nhiễm Covid-19 đầu tiên. Đây là một bệnh nhân nữ, 26 tuổi, cư trú tại phố Trúc Bạch, Hà Nội. Bệnh nhân có tiền sử dịch tễ trở về từ Ý.

Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung để theo dõi điều trị. Bệnh nhân nhập viện lúc 18h ngày 5/3, đến 21h30 ngày 6/3 có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19. Đây là ca nhiễm Covid-19 đầu tiên tại Hà Nội và là ca nhiễm thứ 17 tại Việt Nam.

Lãnh đạo Công an TP Hà Nội cho biết, lực lượng công an đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức phong tỏa khu phố Trúc Bạch. Đồng thời, lực lượng công an phối hợp với đơn vị liên quan rà soát những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, trao đổi với phóng viên, Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh) cho biết những người có biểu hiện mắc bệnh nhưng che giấu, không tiến hành khai báo, trốn khỏi nơi cư trú dẫn đến trở thành người gieo rắc dịch bệnh có thể bị phạt nặng về kinh tế, thậm chí bị xử lý hình sự.

 Luật sư Diệp Năng Bình cho biết những người không khai báo y tế hay trốn khỏi nơi cách ly có thể bị xử lý hình sự

 Luật sư Diệp Năng Bình cho biết những người không khai báo y tế hay trốn khỏi nơi cách ly có thể bị xử lý hình sự

Theo luật sư Bình, từ ngày 1/2/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra thuộc nhóm A (nhóm có mức độ nguy hiểm cao nhất).

Đối với các bệnh thuộc nhóm A, khai báo y tế, cách ly người bệnh là một trong những biện pháp hành chính đầu tiên khi có dịch để đảm bảo an toàn cộng đồng nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh.

Điều 8 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm nghiêm cấm các hành vi như: Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm. Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.

Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.

Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Ngoài ra người bệnh, người nhà người bệnh trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh còn phải có trách nhiệm: Khai báo trung thực diễn biến bệnh.

Tuân thủ chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A ngay sau khi xuất viện phải đăng ký theo dõi sức khỏe với y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

Người nhà người bệnh có trách nhiệm thực hiện chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Tại Điều 6 Nghị định 176/2013, cá nhân nào phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm nhưng không khai báo sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 đồng.

Ngoài mức phạt cho hành vi không khai báo bệnh, còn ở mức độ nặng hơn nữa là hành vi che giấu bệnh dịch của mình hoặc người khác.

Khoản 2 Điều 6 Nghị định 176/2013 quy định cá nhân che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A sẽ bị xử phạt từ 500.000 đến 1 triệu đồng.

Mức phạt này cũng được áp dụng với hành vi không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cá nhân nào phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch mà không khai báo hoặc che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác thì đều bị xử phạt theo quy định như trên. Quy định này nhằm góp phần ngăn chặn bệnh truyền nhiễm lây lan ra cộng đồng.

Hành động bỏ trốn khỏi nơi cách lý này đã thu hút được sự quan tâm lớn từ phía dư luận. Theo điều 10 của nghị định 176/2013 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, mức phạt có thể lên đến 10 triệu đồng.

Cụ thể: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Hành vi không khai báo, trốn khỏi nơi cách ly… còn có thể xử lý về hình sự theo Điều 315 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác.

Theo đó, tùy theo mức độ gây thiệt hại mà có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 10 năm. Trường hợp dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Nguồn: [Link nguồn]

Dịch Covid-19 lây lan, đại gia chi hơn 73 tỷ lập nhà máy sản xuất khẩu trang là ai?

Đại gia này đã quyết định chi số tiền lớn xây dựng nhà máy để sản xuất khẩu trang.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN