Giao hàng tạp hóa mùa Covid-19: “Mỏ vàng” lợi nhuận hay trò “đốt tiền” vô nghĩa?

Đầu tư vào dịch vụ giao hàng tạp hóa được coi là bước đi sai lầm của giới đầu tư, khi bài học thua lỗ từ các dịch vụ gọi xe hay giao đồ ăn như Uber vẫn còn đó.

Các công ty giao hàng mong muốn mọi người ngừng đến siêu thị.

Các công ty giao hàng mong muốn mọi người ngừng đến siêu thị.

Ở vài nơi, được sống bình thường đúng nghĩa nhất trong thời gian phong tỏa đôi khi chỉ là được tạt vào siêu thị mua hộp sữa, ổ bánh mì hay vài quả bơ chín.

Nhưng vào thời điểm hàng triệu người được tiêm vắc xin bắt đầu quay trở lại các cửa hàng ở châu Âu, Anh và Mỹ thường xuyên hơn, các nhà đầu tư công nghệ lại ước họ hãy tiếp tục ở nhà.

Các nhà đầu tư mạo hiểm rất muốn người dân sử dụng ứng dụng giao hàng tạp hóa mới mà họ vừa đổ tiền vào, đến mức sẵn sàng trả tiền để người dùng không đi siêu thị.

Sau khi làm xáo trộn hoạt động kinh doanh taxi, xem phim và ăn uống truyền thống, công nghệ “mang cả thế giới về nhà” nay đã xuất hiện trong các cửa hàng tạp hóa, với hứa hẹn về dịch vụ tốt nhất, đem đến sự hài lòng cùng mức chiết khấu hào phóng. Các nhà phát triển ứng dụng sẵn sàng tuyên chiến với những cửa hàng nơi góc phố.

Mô hình cũ kỹ

Giới đầu tư đã đổ hàng tỷ USD vào các dịch vụ giao hàng tạp hóa như Instacart, Glovo, Getir và GoPuff kể từ khi dịch bệnh bùng nổ, theo Financial Time.

Cách tiếp cận mới mẻ và tối ưu nhất thường được sử dụng là xây dựng “cửa hàng đen” – vốn là những kho chứa hàng nhỏ được thiết kế để phục vụ khách hàng trong bán kính vài km - dự trữ vài ngàn mặt hàng phổ biến, có thể dễ dàng vận chuyển bằng xe đạp điện trong 10 phút.

Giới đầu tư nói rằng, việc chi hàng tấn tiền cho các kỳ lân công nghệ - công ty khởi nghiệp giá trị 1 tỷ USD trở lên – trong lĩnh vực giao hàng tạp hóa chỉ mới bắt đầu.

Ý tưởng nói trên được GoPuff tiên phong ở Philadelphia (có giá trị 9 tỷ USD) và Getir ở Istanbul (giá trị 2,6 tỷ USD), nhưng tình trạng bắt chước mô hình kinh doanh đang gia tăng nhanh chóng ở Berlin, London và New York.

Sự tương quan giữa quy mô khiến nhiều người gọi các công ty giao hàng tạp hóa là GoPuff và bảy chú lùn - Weezy, Fancy, Jiffy, Flink, Dija, Gorillas và Zapp (tên của một số công ty cùng ngành).

Thương hiệu, vị trí và tốc độ là những yếu tố cần thiết để khởi nghiệp. Nhưng khi  sự cạnh tranh trở nên đông đúc, cuộc chiến giành khách hàng sẽ mang hương vị tiền bạc.

Đập vào mắt người dùng khi lướt ứng dụng của các công ty là những phiếu quà tặng hậu hĩnh. Gorillas hào phóng với 10 USD, nhưng Getir còn chơi trội hơn với 20 USD. Đáng kể phải là Weezy, khi đề nghị tặng 56 USD nếu người dùng đặt hai đơn hàng trong một tuần.

Khi các ứng dụng đến tiếp cận các khu vực mới, người dùng thậm chí có thể nhận được giá trị hàng hóa miễn phí đủ dùng trong một tháng.

Nhưng với các nhà phân tích quan sát thị trường lâu năm, xu hướng kinh doanh như vậy đã cũ và không bền vững.

“Khi nguồn vốn khổng lồ đổ dồn vào các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ hiện tại, người tiêu dùng không quan tâm đến việc các công ty đó mất hàng chục triệu USD hay chịu lỗ trên mỗi đơn hàng”, theo Niklas Östberg, giám đốc điều hành của Delivery Hero, một trong những tập đoàn giao hàng lớn nhất thế giới, với hơn 600 kho trên khắp Trung Đông và châu Á.

“Xâm nhập thị trường bằng phiếu giảm giá liệu có bền vững? Không. Đó có phải là một cách tốt để thu hút sự chú ý? Có thể… Nhưng sau khi thành công trong việc gây dựng tên tuổi, một đối thủ cạnh tranh khác sẽ lại xuất hiện, làm theo cách tương tự và lấy mất danh tiếng của bạn”.

Đốt tiền vô nghĩa

Hơn 14 tỷ USD đã được đầu tư vào lĩnh vực giao hàng tạp hóa trên toàn thế giới kể từ đầu năm 2020.

Hơn 14 tỷ USD đã được đầu tư vào lĩnh vực giao hàng tạp hóa trên toàn thế giới kể từ đầu năm 2020.

Sau khi đốt hàng tỷ USD trong các cuộc chiến tương tự để giành và giữ chân khách hàng - đầu tiên là gọi xe, sau đó là giao hàng và gần đây nhất là chia sẻ phương tiện – dường như các nhà đầu tư vẫn chưa tỏ ra thận trọng trong việc đổ “can xăng tiền” vào một “ngọn lửa công nghệ” vô nghĩa khác.

Nguy cơ càng trở nên hiện hữu hơn khi hầu hết các ứng dụng giao hàng tạp hóa hiện tại đã bỏ qua việc đánh giá trị trường từ trước khi dịch bệnh xảy ra.

Các nhà đầu tư mạo hiểm thường có xu hướng phủ nhận sự ra mắt thị trường chứng khoán mờ nhạt của Deliveroo và thay vào đó lại mang Uber ra để bảo vệ quan điểm của mình. Sau một vài năm đầu khó khăn với tư cách là một công ty đại chúng, giờ đây Uber đang có giá trị khoảng 100 tỷ USD.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, sự tồn tại của Uber chỉ là trường hợp cá biệt, vì các đối thủ cạnh tranh đều phá sản. Công ty này trên thực tế vẫn thua lỗ và chỉ có điểm sáng là sự thành công của đơn vị giao đồ ăn trong năm qua.

Các nhà đầu tư ứng dụng tạp hóa đang đặt cược hàng tỷ USD với hy vọng thói quen hình thành trong dịch bệnh sẽ duy trì lâu dài, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi và giàu có đang trở thành khách hàng thường xuyên của GoPuff, Getir hoặc Gorillas.

Nhưng cũng giống như mọi trò đốt tiền trước đây, mỗi chu kỳ đầu tư mới sẽ ngốn nhiều tiền hơn những lần trước đó. Những con kỳ lân mới được sinh ra sẽ lại giẫm đạp lên nhau để tồn tại.

Sau cùng, nếu là người dùng thì hãy cứ tận hưởng những chương trình khuyến mãi. Còn với các chủ tiệm tạp hóa, hãy để một nhà đầu tư mạo hiểm giúp kinh doanh hộ cửa hàng của bạn trong vài tuần. Thay vào đó, hãy dành số tiền dư dả từ họ để nghỉ xả hơi một thời gian.

Nguồn: [Link nguồn]

VinSmart ngừng sản xuất điện thoại thông minh: CEO của BKAV nói gì?

Trước việc VinSmart rút lui khỏi thị trường smartphone Việt, CEO của BKAV là ông Nguyễn Tử Quảng – đại diện nhà sản...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trương Mạnh Kiên ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN