Giải ngân vốn tốc độ "rùa bò", toàn tắc dự án khủng

Đại diện nhiều tỉnh, thành phố cho rằng, khó khăn lớn nhất, gây cản trở nhiều nhất đối với việc giải ngân vốn đầu tư công chính là giải phóng mặt bằng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến "tắc" vốn đầu tư công tại các dự án lớn như Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai), các đường vành đai 1 (Hà Nội) hay một số dự án bệnh viện đa khoa y dược các tỉnh thành.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chủ trì hội nghị sơ kết ngày 18/7 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chủ trì hội nghị sơ kết ngày 18/7 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Khó giải phóng mặt bằng, bố trí nhà tái định cư

Tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2019 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) ngày 18/7, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm 2019 vẫn ở mức thấp, đặc biệt đối với 3 nguồn vốn ODA, chương trình mục tiêu quốc gia và trái phiếu Chính phủ.

Cụ thể, 6 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 119 nghìn tỷ đồng, bằng 32,41% kế hoạch vốn được giao, thấp hơn so với cùng kỳ (33,85%).

Đơn cử, dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành thuộc dự án trọng điểm quốc gia, được Chính phủ giao tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch, dự án phải giải ngân 6.990 tỷ đồng, nhưng 6 tháng đầu năm mới giải ngân được 310 tỷ đồng, bằng 4,43% kế hoạch.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai thừa nhận, tỉnh còn gặp khó khăn, vướng mắc trong việc xác định khu đất có giá trị thương mại cao để mời thầu, chênh lệch giá đất bồi thường giữa giá Nhà nước và thị trường cũng như việc lập hồ sơ mời thầu, lập quy hoạch chi tiết, giải phóng mặt bằng (GPMB), bố trí nhà tái định cư.

Tại Hà Nội, tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư năm 2019 có tới 36/55 dự án trọng điểm đang chậm tiến độ. Tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách trong 6 tháng mới đạt 32,2%. Thành phố đã có nhiều chính sách hỗ trợ như nâng chính sách đền bù GPMB cho người dân khi nhận nhà tái định cư từ mức 3,2 triệu đồng lên 6,8 triệu đồng/m2, tuy nhiên tiến độ vẫn chưa được cải thiện.

"Các dự án xây dựng đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục giai đoạn 1; cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 419 trên địa bàn huyện Chương Mỹ... gặp nhiều khó khăn, phức tạp trong GPMB do việc xác định nguồn gốc đất, nhiều hộ gia đình không hợp tác... Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giải ngân chậm", đại diện Hà Nội chia sẻ.

Theo đại diện Kho bạc Nhà nước, khó khăn trong GPMB là lớn nhất, gây cản trở nhiều nhất đối với việc giải ngân vốn đầu tư công. Các đơn vị phải làm tốt công tác chính trị tư tưởng để vận động người dân bàn giao GPMB sớm hơn. Nhiều dự án phải thực hiện đan xen vừa thi công vừa vận động người dân bàn giao mặt bằng.

Gấp rút hoàn thiện Luật PPP, sửa đổi nhiều luật

Trước ý kiến của các địa phương, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị xử lý triệt để các nguyên nhân gây chậm trễ trong công tác chuẩn bị hồ sơ mời thầu, đấu thầu; chậm triển khai các thủ tục và giải ngân của các dự án; công tác đền bù, GPMB, đặc biệt là các dự án trọng điểm gặp khó khăn, vướng mắc kéo dài do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ đầu tư, nhà thầu và chính quyền địa phương.Với dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành, theo ông Dũng, Bộ KH&ĐT sẽ chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thủ tục thẩm định và phê duyệt dự toán, lập và thẩm định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trình Thủ tướng phê duyệt. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn quy trình, thủ tục thực hiện thanh toán vốn đầu tư đối với dự án này.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, tình hình kinh tế trong nước và thế giới 6 tháng cuối năm 2019 dự báo khó khăn và diễn biến khó lường.

“Bộ Kế hoạch và đầu tư phải rà soát lại vướng mắc trong việc giải ngân đầu tư công, đẩy nhanh tốc độ giao vốn và giải ngân; phải tạo ra được chuyển biến căn bản từ nay đến cuối năm về vấn đề này, nhất là vốn trái phiếu chính phủ và vốn ODA. Các đồng chí có hứa tạo chuyển biến căn bản không?”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ hỏi. 

Theo Phó Thủ tướng, Bộ KH&ĐT là tổng tham mưu trưởng của nền kinh tế, cần chủ động hơn nữa trong việc tham mưu các chính sách tài khoá, tiền tệ và thương mại. "Đặc biệt, các đồng chí phải có những phân tích, đánh giá tình hình kịp thời, tham mưu cho chính phủ những giải pháp căn cơ”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao nhiệm vụ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư 6 tháng cuối năm.

Có 59 địa phương được giao kế hoạch vốn ODA năm 2019. Tỷ lệ giải ngân mới đạt 12,14%, trong đó 8/59 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 30% (Hải Phòng, Ninh Bình, Phú Yên, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Trà Vinh, Kiên Giang và Bạc Liêu); có 28 địa phương giải ngân vốn ODA bằng 0%.

Một số dự án chậm giải ngân tiêu biểu như: Dự án đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư sân bay Long Thành; dự án xây mới, mở rộng các tuyến đường vành đai 1, 2, 3 của Hà Nội; dự án Mở rộng bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình; Nâng cấp trường Đại học Cần Thơ; Dự án xây dựng Bệnh viện Chợ Rẫy, trường Đại học Dược Hà Nội...

Thiệt đơn, thiệt kép vì giải ngân vốn đầu tư chậm

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, tỷ lệ giải ngân vốn ODA 6 tháng đầu năm thấp có phần trách nhiệm của Bộ Kế hoạch...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuấn Nguyễn ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN