Bất thường phiên đấu giá 104 lô đất tại Gia Lai: Nguy cơ "cò" thổi giá đất để trục lợi

Một lô đất được đưa ra đấu giá, khởi điểm chỉ khoảng 300 triệu đồng nhưng qua vài vòng trả giá, một khách hàng trầy trật mới mua được với giá 3,2 tỷ đồng.

Nhiều khách đấu giá “méo mặt”

Ngày 25 và 26/3, Trung tâm Phát triển quỹ đất Tp.Pleiku, tỉnh Gia Lai và đơn vị thực hiện đấu giá là doanh nghiệp đấu giá tư nhân Đại Phát, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thuộc Khu quy hoạch chi tiết xây dựng khu dân cư phường Chi Lăng. (104 lô đất) có tổng giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng. Cuộc đấu giá có số lượng người tham gia đến từ khắp các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Tp.Đà Nẵng...

Sáng 25/3, PV Người Đưa Tin có mặt tại địa điểm tổ chức cuộc đấu giá, địa chỉ 382 đường Cách Mạng tháng Tám, Tp.Pleiku để ghi nhận thông tin.

Từ sáng sớm, dọc đường Cách Mạng Tháng Tám từng đoàn xe ô tô nối dài. Trong khuôn viên sân hàng trăm chiếc xe ô tô, xe máy, đậu chật kín.

Hàng trăm chiếc xe ô tô của khách đến tham gia đấu giá đậu chật kín phía trước địa điểm tổ chức đấu giá.

Hàng trăm chiếc xe ô tô của khách đến tham gia đấu giá đậu chật kín phía trước địa điểm tổ chức đấu giá.

Trò chuyện với Người Đưa Tin, anh Hồ Đình K., ngụ xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai cho biết: “Đọc được thông tin trên mạng về việc đấu giá quyền sử dụng 104 lô đất thuộc Khu quy hoạch chi tiết xây dựng khu dân cư  phường Chi Lăng, thấy giá dao động từ 200 -300 triệu cũng hợp lý. Dù giá, tăng gấp đôi so với giá khởi điểm  mình cũng mong muốn đấu trúng một lô làm của để dành cho con cái sau này”. 

Hào hứng không kém anh, Phạm Văn H., 29 tuổi ngụ phường Thắng Lợi, Tp.Pleiku cho biết: “Vợ chồng mình làm công chức nhà nước với đồng lương công chức mua được nhà ở trung tâm thành phố thì điều kiện không cho phép. Khi thấy thông báo khu vực đất được đấu giá chỉ cách Thành phố chừng 10km, mức giá đưa ra cũng hợp với túi tiền của gia đình, mình mua 2 bộ hồ sơ mong muốn mua được lô đất để “an cư lập nghiệp””.

Hàng nghìn khách hàng chờ được gọi tên vào tham gia phiên đấu giá.

Hàng nghìn khách hàng chờ được gọi tên vào tham gia phiên đấu giá.

Khoảng 7h15, tiếng loa thông báo phiên đấu giá đầu tiên đã đến giờ, hàng trăm khách hàng bước vào hội trường. Tuy nhiên, sau khi tiếng loa thông báo kết thúc phiên đấu giá đầu tiên, nhiều người tỏ vẻ thất vọng vì giá khá cao. Lô đất giá khởi điểm chưa tới 250 triệu đồng/lô, thế nhưng sau vài vòng đấu giá, người trúng được lô đất phải mất hơn 1 tỷ đồng để sở hữu. Các phiên đấu giá sau, giá tiếp tục được đẩy ngày càng cao gấp 5 - 7 lần/lô.

Phóng viên Người Đưa Tin trực tiếp có mặt trong hội trường để ghi nhận thông tin.  Điển hình như lô đất số 14/LK-19 diện tích 209m2 giá khởi điểm là 301 triệu đồng, mức giá vị khách đầu tiên đưa ra là 800 triệu. Sau vài vòng đấu giá, vị khách cuối cùng sở hữu được lô đất này với giá 3,2 tỷ đồng.

Cò đất "thổi giá" để trục lợi?

Vừa trở ra từ phiên đấu giá, chị Trần Thị Th., ngụ Tp.Pleiku cho hay: “Với mức giá tăng cao gấp 5- 10 lần giá khởi điểm như thế này thì người dân lao động như chúng tôi không bao giờ mua được.

Tôi nộp 10 bộ hồ sơ tham gia đấu giá nhưng không giám trả một bước giá nào. Bởi lô tôi đăng ký đấu, giá khởi điểm 169 triệu đồng/lô nhưng ngay từ mức giá đầu tiên đã có người trả đến 800 triệu nên đàng ngậm ngùi ngồi im. Hầu như, nhiều người ai cũng cùng tâm lý như tôi, ngồi im cho hết trách nhiệm chứ bỏ ngang về thì mất số tiền đặt trước mà mình đã nộp”.

Giá đất được thổi lên gấp 5-10 lần khiến mọi người cảm thấy choáng ngợp.

Giá đất được thổi lên gấp 5-10 lần khiến mọi người cảm thấy choáng ngợp.

Tương tự, anh La Thành V., ngụ Tp.Pleiku chia sẻ: “Tôi nộp 5 hồ sơ tham gia đấu giá nhưng giá quá cao, cả 5 phiên đấu tôi chỉ ngồi im không dám trả một bước giá nào cả. Đất ở khu vực này, mới tháng trước giá mặt bằng chung khoảng 200-300 triệu đồng/lô. Nhưng không hiểu sao tại phiên đấu giá này giá lại tăng cao gấp 5-10 lần như thế”.

Theo ghi nhận của Người Đưa Tin, có rất đông bộ phận khách hàng là người dân tỏ vẻ thất vọng muốn bỏ cuộc giữa chừng để ra về. Nhưng theo quy định, ai bỏ về không tham gia phiên đấu giá thì không được trả lại số tiền cọc đã nộp trước đó.

Chiều 26/3, sau 2 ngày diễn ra phiên đấu giá 104 lô đất, theo ghi nhận của Người Đưa Tin, lô đất được đưa ra đấu giá có giá khởi điểm thấp nhất 167 triệu đồng/ lô cũng được khách hàng mua với giá 760 triệu đồng/lô.

Sáng 27/3, trao đổi với Người Đưa Tin, một cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất Tp.Pleiku cho biết: "Đợt đấu giá này có rất đông người tham gia, trung tâm bán ra với số lượng hơn 11 nghìn bộ hồ sơ. Quá trình tổ chức đấu giá, giá các lô đất được khách hàng đẩy lên "chóng mặt" khiến chúng tôi rất bất ngờ". 

Lý giải về việc giá đất được đội lên rất cao, cán bộ này cho biết thêm: "Trước đó, quá trình các ban ngành đi thẩm định giá đất để đưa ra đấu giá mặt bằng chung từ khoảng 250 -300 triệu/lô.

Tuy nhiên, sau phiên đấu giá chiều qua, tôi đi khảo sát các khu vực lân cận giá tăng đột biến một cách bất thường. Có khả năng qua phiên đấu giá, những đội hình cò đất có ý đồ “thổi giá” lên cao rồi bỏ cọc. Mục đích là “thổi giá” cho những lô đất xung quanh khu vực đất đấu giá, mà họ đã thu gom để trục lợi.

Bởi theo luật, quá trình đấu giá khách hàng có thể trả giá lô đất cao gấp 5 - 10 lần nhưng không mua, chấp nhận bỏ cọc. Nếu các lô bị khách hàng đấu giá nhưng bỏ không lấy, một thời gian sau trung tâm sẽ tổ chức đấu giá lại".

Nguồn: [Link nguồn]

Đất quê tăng giá chóng mặt, lô đất 170 m2 ở Nghệ An trúng đấu giá hơn 6 tỷ đồng

Một người đàn ông đã trúng đấu giá 16 lô đất tại xã Lưu Sơn (Đô Lương, Nghệ An), trong đó có lô cao nhất với giá 6,188 tỷ đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồ Hải Nam ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN