Diễn biến bất ngờ, Mỹ cân nhắc dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt Triều Tiên

Sự kiện: Kinh Doanh

Washington đang xem xét dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với hoạt động xuất khẩu than và dệt may của Bình Nhưỡng trong 12 đến 18 tháng.

Phía Hoa Kỳ đã có một động thái bất ngờ khi đưa ra mong muốn xem xét đình chỉ một số lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên nếu đất nước bí ẩn này tháo dỡ cơ sở hạt nhân lớn nhất của họ và đóng băng toàn bộ chương trình hạt nhân, hãng tin Hàn Quốc Yo Yoap cho biết.

Trích dẫn một nguồn tin thân cận bên cạnh các cuộc thảo luận của Nhà Trắng về Triều Tiên, Yonhap nói rằng đề nghị tiềm năng mà Mỹ đưa ra sẽ là loại bỏ các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về hạn chế xuất khẩu than và dệt may của Triều Tiên - một nguồn thu nhập chính của quốc gia này - từ 12 đến 18 tháng.

Tổng thống Mỹ Donald và chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội. Nguồn: SCMP.

Tổng thống Mỹ Donald và chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội. Nguồn: SCMP.

“Việc đình chỉ các biện pháp trừng phạt có thể được gia hạn nếu tiến trình phi hạt nhân hóa đạt được những tiến triển tốt nhưng lệnh trừng phạt cũng sẽ gia tăng nếu phát hiện rằng Triều Tiên gian lận bằng cách này hay cách khác”.

Giáo sư Yang Moo-jin tại Đại học Seoul Hàn Quốc cho biết ý tưởng này là một trong những đề xuất của các chuyên gia chính sách Hoa Kỳ nhằm tạo ra bước đột phá trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa đang bị đình trệ giữa hai quốc gia.

Nếu thực sự đề xuất này đạt hiệu quả, mô hình này có thể là tiền đề để áp dụng cho các cơ sở hạt nhân khác ngoài tổ hợp hạt nhân chính ở Yongbyon và dần dần thực hiện từng bước cho đến khi toàn bộ chương trình vũ khí hạt nhân được đóng lại và mọi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, ông Yang Moo-jin cho biết.

“Điều này rất quan trọng, vì nó cho phép Hoa Kỳ và Triêu Tiên xem xét lại các dự định của đôi bên và xây dựng lòng tin theo cách phi hạt nhân hóa và dỡ bỏ trừng phạt”.

Thất bại trong việc thu hẹp khoảng cách giữa phạm vi phi hạt nhân hóa của Triều Tiên và các lệnh trừng phạt của Washington là nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ trong hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai giữa nhà lãnh đạo Bắc Kỳ Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tổng thống Mỹ nói với các phóng viên vào thời điểm đó rằng việc loại bỏ các cơ sở hạt nhân tại Bình Nhưỡng là không đủ vì có những nhà máy khác, bao gồm cả một nhà máy làm giàu Uranium khác mà Hoa Kỳ được biết.

Ông Trump và ông Kim đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán ở cấp độ làm việc để thảo luận về việc giải trừ hạt nhân ở Triều Tiên khi họ tổ chức một cuộc họp bất ngờ tại biên giới liên Triều vào tháng trước.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết ông dự kiến các cuộc đàm phán này sẽ được tổ chức vào giữa tháng Bảy. “Nhà Trắng rõ ràng muốn thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân, ngay cả khi điều đó có nghĩa là đưa ra một số nhượng bộ về mặt kinh tế cần phải đưa ra với phía Triều Tiên”, nguồn tin Yonhap cho biết.

Thỏa thuận Mỹ - Triều Tiên thất bại, chứng khoán lập tức lao dốc mạnh

Do áp lực chốt lời cùng ảnh hưởng từ chứng khoán châu Á trước diễn biến Thượng đỉnh Mỹ- Triều Tiên, thị trường...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo SCMP) ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN