Dịch Covid-19 làm “suy yếu” đồng tiền mạnh nhất châu Á như thế nào?

Sự bùng nổ của dịch viêm phổi cấp do dịch Covid-19 đã khiến đồng tiền có giá trị nhất châu Á mất giá 4,1% so với đồng USD từ đầu năm đến nay.

Năm 2019, đồng Bath của Thái Lan được xếp hạng là đồng tiền mạnh nhất châu Á với mức tăng trưởng so với USD là 7,9%. Tuy nhiên, vào đầu năm nay khi dịch viêm phổi cấp do virus Corona xuất hiện đã khiến đồng tiền này trượt giá 4,1% so với đồng bạc xanh.

Với nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế Thái Lan, mới đây, Ngân hàng Trung ương nước này đã bất ngờ cắt giảm lãi suất chính sách xuống mức thấp nhất mọi thời đại và cho hay dịch Covid-19 là một phần nguyên nhân kéo lùi tốc độ tăng trưởng.

Năm 2019, đồng Bath của Thái Lan được xếp hạng là đồng tiền mạnh nhất châu Á với mức tăng trưởng so với USD là 7,9%.

Trinh Nguyen - một chuyên gia cao cấp tại ngân hàng đầu tư Natixis (Pháp) - cho biết nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á đã quá phụ thuộc vào nhu cầu bên ngoài, đặc biệt là nước bạn Trung Quốc. Doanh thu du lịch từ Trung Quốc chiếm 2,7% GDP của Thái Lan, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm khoảng 6% GDP.

Sự bùng nổ của dịch viêm phổi cấp do virus Corona đã khiến đồng Bath trượt giá 4,1% so với đồng USD.

Sự bùng nổ của dịch viêm phổi cấp do virus Corona đã khiến đồng Bath trượt giá 4,1% so với đồng USD.

Trinh Nguyen cũng cho hay: “Chúng tôi biết chắc chắn du lịch sẽ bị ảnh hưởng, bên cạnh đó, xuất khẩu cũng có khả năng suy giảm. Đây là lý do chúng tôi giảm dự báo tăng trưởng GDP năm nay còn 2,2%. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Thái Lan sẽ rất khó để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao trong thập kỉ tới”.

Sự lây lan của Covid-19 khiến các nhà chức trách Trung Quốc phải cách ly nhiều thành phố, đóng cửa các trung tâm thương mại bằng cách kéo dài kì nghỉ Tết Nguyên đán và cấm các tour du lịch nhóm ở nước ngoài. Trung Quốc là thị trường du lịch nước ngoài lớn nhất thế giới, vào năm 2019, Thái Lan đã đón 11 triệu khách du lịch tới tham quan. Bộ du lịch Thái Lan ước tính sự sụt giảm khách du lịch, nhất là từ Trung Quốc có thể khiến quốc gia này mất 1,61 tỷ USD.

Chuyên gia kinh tế châu Á tại Dutch bank ING, Prakash Sakpal nói: “Chúng tôi không nghĩ rằng việc cắt giảm lãi suất đủ để chặn lại sự tuột dốc của nền kinh tế chứ chưa nói đến việc thúc đẩy tăng trưởng”.

Tuy nhiên, về lâu về dài Thái Lan phải làm cho nền kinh tế trở nên cạnh tranh hơn, giảm bớt sự phụ thuộc vào các lĩnh vực dễ bị ảnh hưởng từ bên ngoài. Sự bùng phát của Covid-19 dường như là “bài học” để Thái Lan có thể giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài.

Trinh Nguyen cho biết: “Tôi nghĩ họ cần đầu tư nhiều hơn và cần đặt ra câu hỏi rằng đầu tư vào đâu. Đặc biệt, Thái Lan cần phải đa dạng hóa các nguồn thu nhập để tự tạo ra sự tăng trưởng. Nếu không đa dạng hóa nguồn thu nhập thì họ sẽ bị mắc kẹt trong một cái bẫy mà họ bất chấp mọi thứ để làm, đồng thời họ không thể tạo ra thị trường nội địa bền vững nhất là đầu tư và tiêu dùng”.

Nguồn: [Link nguồn]

Các hãng sản xuất ô tô “lao đầu” vào sản xuất khẩu trang thời dịch Corona

Các công ty Trung Quốc từ các nhà sản xuất ô tô đến những công ty xăng dầu “lao mình” vào sản xuất khẩu trang.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Đan (theo CNBC) ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN