Đại gia bí ẩn góp gần 500.000 tỷ lập “siêu doanh nghiệp” giàu vượt xa tỷ phú Phạm Nhật Vượng?

Auto Investment Group mới đăng ký thành lập, với số vốn 500.000 tỷ đồng, cao hơn cả vốn điều lệ của tập đoàn Vingroup.

Số liệu về tình hình đăng ký doanh nghiệp ghi nhận sự đột biến trong tháng 5 khi có hai doanh nghiệp được thành lập tại TP.HCM với tổng vốn đăng ký lên tới hơn 22 tỷ USD.

Theo đó, ngày 20/5, tại TP.HCM, có một doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với vốn điều lệ lên đến 500.000 tỷ đồng, tương đương 21,7 tỷ USD.

Cụ thể, công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư Công nghệ Tự động toàn cầu (Auto Investment Group) đặt trụ sở chính tại tầng 46, tòa nhà Bitexco Financial Tower (số 2 đường Hải Triều, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM). Ông Nguyễn Vũ Quốc Anh (SN 1986) làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của công ty.

Doanh nghiệp này đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là lập trình máy vi tính. Bên cạnh đó, công ty còn làm thêm dịch vụ liên quan đến in ấn; bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm; sản xuất linh kiện điện tử; bán lẻ đồ điện gia dụng; tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính; xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan.

Đăng ký thành lập của Auto Investment Group ghi nhận vốn điều lệ 500.000 tỷ đồng, trong đó ông Nguyễn Vũ Quốc Anh góp 499.998 tỷ đồng.

Đăng ký thành lập của Auto Investment Group ghi nhận vốn điều lệ 500.000 tỷ đồng, trong đó ông Nguyễn Vũ Quốc Anh góp 499.998 tỷ đồng.

Đáng chú ý, về phần vốn góp, ông Quốc Anh góp 499.998 tỷ đồng. Hai cá nhân còn lại là Nguyễn Thị Diễm Hằng và Lưu Hữu Thiện (cùng trú tại TP Thủ Đức, TP.HCM) mỗi người góp 1 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Vũ Quốc Anh còn là Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của công ty Cổ phần tập đoàn Kinh doanh tự động Toàn cầu (GAB Group), được thành lập cùng ngày với Auto Investment Group. Công ty cũng làm lập trình máy vi tính, có vốn 25.000 tỷ đồng, trụ sở tại tầng 72, tòa nhà Landmark 81.

Ngoài 2 công ty trên, ông Nguyễn Vũ Quốc Anh còn là CEO và cổ đông chính của một số công ty khác có vốn từ vài tỷ đến vài trăm tỷ đồng.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng hiện là người giàu nhất Việt Nam hiện sở khối tài sản khoảng 225.000 tỷ đồng trên sàn chứng khoán. Nếu góp đủ theo đăng ký với cả 2 công ty nói trên, ông Quốc Anh sẽ chi ra gần 523.000 tỷ đồng, tương đương 22,6 tỷ USD. Số vốn này có giá trị cao gấp hơn 2 lần tài sản ông Vượng.

Cùng với đó, quy mô vốn của Auto Investment Group vượt xa giá trị của các tập đoàn lớn nhất cả nước hiện nay. Tính đến ngày 31/5, top 5 doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất Việt Nam gồm tập đoàn Vingroup với 397.436 tỷ đồng, Ngân hàng Vietcombank với 365.695 tỷ đồng, Vinhomes với 343.660 tỷ đồng, Vietinbank là 197.713 tỷ đồng và BIDV là 195.872 tỷ đồng.

Nếu nộp đủ số tiền, quy mô vốn của Auto Investment Group sẽ vượt xa giá trị của các tập đoàn lớn nhất cả nước hiện nay.

Nếu nộp đủ số tiền, quy mô vốn của Auto Investment Group sẽ vượt xa giá trị của các tập đoàn lớn nhất cả nước hiện nay.

Sự việc lần này gây chú ý khi hồi đầu năm 2020, TP.Hà Nội cũng ghi nhận một trường hợp doanh nghiệp đăng ký vốn cao đột biến.

Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC (USC Interco) được đăng ký với vốn 144.000 tỷ đồng (khoảng 6,3 tỷ USD) cũng do các cổ đông cá nhân đóng góp. Tuy nhiên, trụ sở của USC Interco chỉ là căn nhà ở nằm ở ngõ 234 đường thôn Lai Xá, Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Bà Kim Thị Phương - 1 trong 3 cổ đông của doanh nghiệp này đã thừa nhận số vốn 144.000 tỷ là do hai cổ đông còn lại do say rượu, đăng ký nhầm. Sau đó doanh nghiệp chính thức bị khai tử.

Theo Nghị định 50/2016/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư, phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi lập hồ sơ dự án đầu tư không trung thực, không chính xác để được cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư.

Ngoài ra, khoản 1, điều 46, mục 4 của Nghị định 50 cũng quy định rõ: Trường hợp phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng đối với hành vi không huy động đủ, đúng thời hạn số vốn đã đăng ký.

Đồng thời, các doanh nghiệp phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. Theo đó, doanh nghiệp buộc phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn đã góp đối với hành vi vi phạm.

Nguồn: [Link nguồn]

“Siêu” doanh nghiệp vốn 500 nghìn tỷ đồng tại Việt Nam: Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói gì?

Đây là doanh nghiệp có mức vốn điều lệ lớn nhất từ trước đến nay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thu Huyền ([Tên nguồn])
Doanh nghiệp có vốn điều lệ 500 nghìn tỷ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN