"Có người vay tín dụng đen để có tiền... ăn nhậu"

Thiếu qui định pháp luật để kiểm soát loại hình cho vay ngang hàng (2P2 Lending) có thể sẽ đẩy nhiều công ty, cá nhân rơi vào nguy cơ phá sản vì nó.

Đó là một trong những góc nhìn của Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế đưa ra tại tọa đàm liên quan đến tín dụng đen diễn ra vào chiều ngày 21/3/2019.

Theo vị chuyên gia này, hiện nay, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã yêu cầu các ngân hàng thương mại có điều chỉnh để sản phẩm tốt hơn, rộng cửa cho khách hàng của mình.

Nhưng với loại hình cho vay ngang hàng thì luật pháp Việt Nam hiện chưa có quy định cụ thể có cho phép hay không và nếu cho phép thì cho phép như thế nào.

"Đây là một cửa tốt để giảm tín dụng đen nhưng cũng nhiều rủi ro. Ở nhiều quốc gia, nhiều người cũng đang được hưởng từ nó, nhưng nhiều công ty phá sản vì nó. Việt Nam cần sớm có hành lang pháp luật quy định để chắp nối người cho vay và đi vay đến được với nhau, giảm rủi ro", TS Nguyễn Trí Hiếu nói.

"Có người vay tín dụng đen để có tiền... ăn nhậu" - 1

Việt Nam cần sớm có hành lang pháp luật quy định để chắp nối người cho vay và đi vay đến được với nhau, giảm rủi ro - Ảnh minh họa

TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết thêm, khi các kênh cho vay chính thống như ngân hàng, công ty tài chính... đã đóng lại, người có nhu cầu vay gấp lại dễ dàng bắt gặp hàng loạt giấy tờ rơi phát ngay nơi dừng đèn đỏ, hay ở các cột điện, nhà chờ xe buýt... và chỉ cần gọi điện là có tiền một cách dễ dàng. Trong khi họ lại có nhu cầu thực sự, như để chi trả tiền bệnh viện, chi tiêu,…nên tìm đến tín dụng đen.

"Ngoài ra tôi gặp một vài trường hợp nhân viên công sở, đầu tháng tiêu sạch tiền, cuối tháng lại vay tín dụng đen chỉ để có tiền để "nhậu", ông Hiếu kể.

Trong khi đó, khi lý giải vì sao tín dụng đen có nhiều rủi ro rình rập nhưng người dân vẫn tìm đến, TS Đỗ Hoài Linh chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng khi người dân và doanh nghiệp nào cần vốn nhưng không thể vay mượn được từ người thân quen hoặc nhận được vốn vay từ các kênh chính thức như ngân hàng/công ty tài chính… thì họ sẽ tìm đến tín dụng đen để có nguồn hỗ trợ tài chính là điều tất yếu.

“Nhưng chúng ta phải biết rằng, tổ chức tín dụng phải có trách nhiệm với đồng vốn của họ, họ không phải tổ chức từ thiện.  Họ không thể cho vay rồi để mất vốn và họ luôn phải chịu trách nhiệm với người gửi tiền, với cổ đông, và có khi đứng trước tòa án. Ngân hàng rất sợ nợ xấu. Tôi đồng ý họ có thể mở rộng tín dụng nhưng không thể rộng tay một cách quá mức và nó vẫn là cửa hẹp”, TS Đỗ Hoài Linh nêu quan điểm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo T.L ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN