Chuyển 72 ha đất lúa giáp đường vành đai 4 Hà Nội làm cụm công nghiệp hơn 700 tỷ đồng

72ha đất trồng lúa tại tỉnh Bắc Giang được chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án Cụm công nghiệp Jutech tại xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa. Theo đó, Cụm công nghiệp Jutech được đấu nối trực tiếp với đường vành đai 4 Hà Nội, với tổng vốn đầu tư khoảng 715 tỷ đồng.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa có văn bản chấp thuận UBND tỉnh Bắc Giang quyết định chuyển mục đích sử dụng 72 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án Cụm công nghiệp Jutech tại xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa.

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.

UBND tỉnh Bắc Giang chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, trước Thủ tướng về thực hiện việc giao đất, cho thuê đất theo đúng quy định của pháp luật đất đai.

Cụm công nghiệp Jutech nằm giáp đường vành đai 4 Hà Nội. (Ảnh: Cổng TTĐT huyện Hiệp Hòa).

Cụm công nghiệp Jutech nằm giáp đường vành đai 4 Hà Nội. (Ảnh: Cổng TTĐT huyện Hiệp Hòa).

Ngoài ra, UBND tỉnh Bắc Giang cũng có trách nhiệm về quyết định và tổ chức thực hiện dự án theo quy định của pháp luật, thực hiện dự án phải đảm bảo đúng thẩm quyền, đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật đất đai và quy định của pháp luật khác liên quan và ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ theo dõi và hướng dẫn thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.

Được biết, dự án Cụm công nghiệp Jutech được thành lập vào tháng 10/2020 tại xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang với diện tích 75 ha với tổng mức đầu tư xây dựng hạ tầng gần 715 tỷ đồng.

Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp là CTCP Đầu tư và phát triển công nghệ Jutech.

Cụm công nghiệp Jutech được đấu nối trực tiếp với đường vành đai 4 Hà Nội (đường nối từ cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn sang đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên).

Khi đi vào hoạt động, các ngành nghề hoạt động chính trong cụm công nghiệp là điện, điện tử, truyền thông, cơ khí, may mặc, thiết bị dụng cụ y tế, dược, chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp phụ trợ.

Về tiến độ, giai đoạn đến 2022 sẽ thực hiện các thủ tục pháp lý, lập quy hoạch chi tiết, lập thiết kế bản vẽ thi công, đánh giá tác động môi trường, chuyển đổi đất lúa; bồi thường giải phóng mặt bằng, khởi công xây dựng hạ tầng trong đó có trạm xử lý nước thải, đồng thời thu hút các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh.

Năm 2022-2023 là giai đoạn hoàn thiện các hạng mục kỹ thuật của dự án và lấp đầy ít nhất 60% diện tích đất công nghiệp. Giai đoạn 2023-2024 sẽ thu hút đầu tư lấp đầy 100% diện tích đất công nghiệp.

Nguồn: [Link nguồn]

Đại gia đứng sau loạt dự án đầu tư hơn 5.700 tỷ đồng tại Hà Tĩnh là ai?

Trước khi đề xuất đầu tư 3 dự án với tổng số vốn hơn 5.700 tỷ đồng vào Hà Tĩnh, doanh nghiệp của đại gia này cũng đang là chủ đầu tư loạt dự án lớn trên cả nước.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ninh Phan ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN